Bỏ trần, người tiêu dùng lo giá sữa “nhảy múa”
Sữa trẻ em dưới 6 tuổi sẽ truy xuất được nguồn gốc dễ dàng | |
Hà Nội thực hiện bình ổn giá sữa dành cho trẻ em |
Bỏ trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi
Việc bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 30/4/2015 của Chính phủ đã mang lại nhiều kết quả tích cực, cụ thể là giá sữa đã giảm.
Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2016, cơ quan quản lý giá từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện kiểm soát, quản lý đối với toàn bộ hơn 900 dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo nguyên tắc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chủ động đăng ký, kê khai giá bán sản phẩm trong phạm vi mức giá tối đa quy định.
Doanh nghiệp có thể sẽ tự xác định mức giá bán lẻ sữa đến người mua cuối cùng và đăng ký với cơ quan chức năng |
Dù mang lại hiệu quả đáng kể về bình ổn giá, nhưng sau ngày 31/3/2017 tới đây, biện pháp áp trần giá sữa sẽ chấm dứt, thay vào đó, việc quản lý giá sữa sẽ tiến hành theo phương pháp kê khai giá.
Các chuyên gia cho rằng, việc bỏ trần giá sữa là cần thiết nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Chuyên gia Kinh tế Ngô Trí Long cho hay, áp giá trần trên cơ sở báo cáo từ doanh nghiệp sữa, việc theo dõi chi phí sát sao lại rất khó khăn, bởi chỉ thay đổi điều lượng một vài thành phần để phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng cũng đã khiến chi phí bị thay đổi. Đơn cử như hàm lượng khoáng, protein, gluxit,…trong mỗi một loại sữa có thành phần, công thức khác nhau mà chỉ có nhà sản xuất mới biết
“Do không xác định được việc có hay không doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh, tác động lớn đến mặt bằng giá sản phẩm nên việc áp trần giá sữa thời gian qua, dù thông điệp là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng là biện pháp khiên cưỡng”, ông Long phân tích.
Các chuyên gia cho rằng, để tính chuyện áp giá trần với giá sữa cần xác định rõ thị trường sữa có phải là độc quyền không dựa trên quy định về Luật Giá. Tuy nhiên, yếu tố này hiện chưa được xác định rõ ràng.
Bức xúc với áp trần giá sữa, các thành viên của Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng thuộc EuroCham (NFG), đại diện cho 5 công ty sữa đa quốc gia có mặt tại Việt Nam cũng vừa kiến nghị cơ quan quản lý gỡ bỏ chính sách áp giá trần lên mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
NFG cho hay, từ khi biện pháp giá trần được áp dụng, nhiều khoản chi phí của doanh nghiệp sữa đã tăng như tỷ giá, chi phí điện, chi phí nhân công.., đã tác động đến hoạt động của các nhà sản xuất và phân phối sữa.
Đối với thị trường sữa công thức, NFG cho rằng, Chính phủ không nên kiểm soát giá bán của các sản phẩm ở phân khúc cao cấp và trung bình, mà chỉ nên áp dụng biện pháp bình ổn giá lên phân khúc thị trường bình dân để đảm bảo khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Trong khi đó, các Hiệp hội cũng chỉ ra, mặc dù Pháp lệnh về Giá coi sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi là mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá để tăng khả năng tiếp cận của trẻ nhỏ nhưng lại cũng tồn tại quy định cấm quảng cáo các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 2 tuổi nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa công thức, do đó vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa các quy định hiện hành.
Lo giá sữa “nhảy múa”
Bỏ trần giá sữa, người tiêu dùng cũng lo ngại giá sữa trên thị trường sẽ “nhảy múa” và thiệt thòi nhất vẫn là các gia đình có con em nhỏ, đối tượng tiêu dùng nhiều sữa nhất.
Bộ Công thương cho biết, sau khi hết thời hạn bình ổn giá, việc quản lý đối với giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ theo quy định chung tại Luật Giá và phải kê khai giá theo đúng quy định. Điều này có nghĩa là sẽ không còn trần giá sữa.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện mức giá bán mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, sau 31/3/2017, việc áp trần giá sữa sẽ tạm thời chấm dứt, thay vào đó doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp kê khai giá để Nhà nước kiểm soát, đảm bảo tính đúng tính đủ tính hợp lý của mặt hàng sữa như thế nào để từ đó theo dõi động thái trên thị trường để có biện pháp quản lý phù hợp, để thị trường hoạt động lành mạnh, hiệu quả.
Các chuyên gia cũng cho rằng, dù bỏ giá trần đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng Luật Giá cũng quy định, khi có những biến động đột xuất thì cơ quan chức năng có quyền kiểm tra giá thành sản phẩm. Đây chính là công cụ để cơ quan chức năng quản lý giá sữa, như vậy vừa có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà vẫn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.
Được biết, dự thảo Thông tư về quản lý giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được Bộ Công thương soạn thảo, với mục tiêu các doanh nghiệp kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ tự xác định mức giá bán lẻ sữa đến người mua cuối cùng; đồng thời đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan nhà nước cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi phân phối trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
Tin khác
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Thị trường 26/01/2025 12:29
Tỷ giá USD hôm nay (26/1): Đồng USD giảm mạnh về mốc 107
Thị trường 26/01/2025 10:41
Giá vàng hôm nay (26/1): Tiếp tục tăng sốc
Thị trường 26/01/2025 10:41
Giá xăng dầu hôm nay (26/1): Kết thúc chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp
Thị trường 26/01/2025 08:55
Chợ Tết “hét” giá chuối xanh cao chưa từng thấy
Thị trường 26/01/2025 08:50
Giá xăng dầu hôm nay (25/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 25/01/2025 10:41
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18