-->

Bỏ tiền triệu mua hoa lê rừng chơi sau Tết

(LĐTĐ) Người Hà Nội thích thú với màu trắng tinh khôi của hoa lê rừng, khi cắm tạo được vẻ sang trọng trong nhà. Hoa lê rừng không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, biểu trưng cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống.  
bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet Người Hà Nội với thú vui chơi đào sau Tết Nguyên đán
bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet Giá thực phẩm tăng cao sau Tết

Từ lâu, hoa lê rừng (hay còn gọi là hoa lê trắng, hoa mắc cọp) vốn được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn…

Hoa lê nở vào mùa xuân, thường là sau dịp Tết Nguyên đán, có màu trắng tinh khôi, khi nở 5 cánh căng nảy bật ra từ thân cành xù xì. Những năm gần đây, thú chơi hoa lê rừng sau Tết Nguyên đán được nhiều người Hà Nội thích thú.

bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet
Người Hà Nội thích thú với hoa lê rừng sau Tết Nguyên đán. (Ảnh:K.T)

Thời điểm này, tại khu vực chợ hoa Quảng Bá, những cành lê trắng được bày bán với giá giao động từ 200 nghìn đồng đến hơn 10 triệu đồng thu hút nhiều người mua. Cũng giống như đào rừng, những cành lê rừng có dáng độc, thế cổ, thân mốc, sai lộc được coi là những cành đẹp, có thể bán với giá cao.

Anh Nguyễn Bách - người có thâm niên bán lê rừng tại chợ Quảng Bá đã 3 năm nay cho biết, hoa lê có ở nhiều nơi nhưng ở Lạng Sơn là đẹp nhất và được ưa chuộng nhất.

bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet
Một cành lê rừng giá gần chục triệu đồng được bày bán tại chợ Quảng An. (Ảnh:K.T)

“Trong Tết tôi cũng đã bán những cành lê rừng nở sớm nhưng hiếm hơn nên giá đắt hơn thời điểm này. Từ mùng 5 Tết đến nay, lê rừng được bán nhiều hơn với giá từ tiền từ vài trăm nghìn đến gần chục triệu đồng tùy cành to, nhỏ khác nhau. Cứ đến chiều, người đi mua đông lắm”, anh Bách cho hay.

Hoa lê rừng vốn là loài hoa có sức sống bền vì thế người chơi có thể sử dụng được lâu hơn mà không lo bị héo hay thối gốc. Không giống như những loại hoa khác, hoa lê nở nhiều đợt, mỗi đợt từ 10 đến 15 ngày, nếu mua những cành còn nhiều nụ, có thể chơi được từ 1 đến 2 tháng.

Loài hoa này ngoài vẻ đẹp và độ bền còn biểu tượng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, nên nhiều người dùng những cành nhỏ cắm một bình đặt lên bàn thờ.

bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet
Hoa lê rừng là loài hoa có sức sống bền. (Ảnh:K.T)

Theo quan sát, những cành hoa lê chục năm tuổi, rêu mốc, cằn cỗi nhưng lại bung nở những bông hoa trắng muốt, tinh khôi luôn hút hồn những người có thú chơi hoa này. Mặc dù có giá khá đắt, thế nhưng nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu đồng để về chơi sau Tết.

Bên cạnh đó, nhiều cành ra quả được xem là sự nảy nở kết trái đem lại may mắn thì được mua nhiều hơn, cao giá hơn. Cũng theo lời người bán hàng, quả của cây hoa lê có vị ngọt rất thanh mát nên khách hàng chọn những cành có quả để mong tài lộc, sức khỏe và tình cảm được như ý.

bo tien trieu mua hoa le rung choi sau tet
Sức sống bền bỉ bên trong những cành lê tưởng như khô cằn. (Ảnh: K.T)

Chị Đỗ Thị Ngân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một người vô cùng yêu thích hoa lê rừng. Chị Ngân cho biết, mấy năm nay năm nào sau Tết Nguyên Đán chị cũng tìm mua một cành lê to để trưng trong nhà.

“Khi ngắm nhìn những cành lê rừng, tôi luôn cảm thấy có một sức sống tiềm ẩn bên trong những cành củi khô cằn ấy để tạo ra những bông hoa trắng muốt, đua nhau điểm trắng khiến người ta không thể rời mắt. Sự tinh tế ấy khiến tôi vừa hiếu kỳ lại vừa mong muốn những điều may mắn đến với gia đình trong năm mới”, chị Ngân cho hay.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động