Bộ GD&ĐT thông tin về kế hoạch điều chỉnh môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông
Thưa ông, kế hoạch mới ban hành của Bộ GD&ĐT đề cập tới việc thực hiện điều chỉnh môn Lịch sử là môn học bắt buộc. Vậy, liệu có nên hiểu môn Lịch sử được điều chỉnh từ môn lựa chọn thành môn bắt buộc?
- Ông Nguyễn Xuân Thành: Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội yêu cầu nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành. |
Bộ GD&ĐT đang điều chỉnh môn Lịch sử theo đúng yêu cầu nói trên của Nghị quyết 63, đảm bảo môn học này có phần bắt buộc với tất cả học sinh Trung học phổ thông và có phần lựa chọn cho học sinh có định hướng chuyên sâu về Lịch sử.
Kế hoạch của Bộ GD&ĐT ban hành để tổ chức việc điều chỉnh phần bắt buộc, nên trong kế hoạch này không đề cập tới phần lựa chọn. Việc thực hiện phần lựa chọn theo đúng Chương trình GDPT đã ban hành năm 2018.
Việc điều chỉnh môn Lịch sử sẽ ảnh hưởng tới tổ hợp các môn lựa chọn. Vậy, tổ hợp các môn sau khi điều chỉnh được bố trí như thế nào và các cơ sở đào tạo nên triển khai ra sao cho thuận tiện?
- Ông Nguyễn Xuân Thành: Theo yêu cầu của Nghị quyết 63, Bộ GD&ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình GDPT, trong đó môn Lịch sử được giữ nguyên phần chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học) theo định hướng nghề nghiệp; chuyển phần chủ đề môn Lịch sử 70 tiết/năm học thành phần bắt buộc và điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học để bảo đảm sự phù hợp với tất cả học sinh và cơ cấu đội ngũ giáo viên Lịch sử hiện nay.
Đối với các môn lựa chọn, các trường xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn (thay vì 5 môn theo thiết kế ban đầu) để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Với phương án điều chỉnh đang dự thảo như trên, chương trình cấp Trung học phổ thông đối với mỗi học sinh được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử). Các trường cần căn cứ vào đội ngũ giáo viên của trường mình để điều chỉnh giảm 1 môn học trong các tổ hợp 5 môn học lựa chọn đã chuẩn bị, xây dựng trong thời gian qua (thực tế chỉ cần điều chỉnh giảm 1 môn đối với tổ hợp không có môn Lịch sử).
Môn Lịch sử sẽ được chuyển thành môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018. (Ảnh minh họa) |
Để kịp thời triển khai năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT đang thực hiện theo kế hoạch đã ban hành, trong đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện quy trình rút gọn trong việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Hiện dư luận đang quan tâm tới thời gian 1 tháng để điều chỉnh chương trình môn Lịch sử. Thời gian như vậy có quá ngắn và ảnh hưởng tới chất lượng và kế hoạch đã có không?
- Ông Nguyễn Xuân Thành: Chỉ sau khi Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63 thì Bộ GD&ĐT mới ban hành được kế hoạch điều chỉnh chương trình. Tuy nhiên, để chuẩn bị sẵn sàng các phương án điều chỉnh kịp thời cho năm học mới, việc nghiên cứu để điều chỉnh tinh giảm chương trình môn Lịch sử 70 tiết/năm học thành phần Lịch sử bắt buộc đã được Bộ GD&ĐT đề nghị Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử nghiên cứu, thực hiện từ sau khi có ý kiến đề xuất môn Lịch sử là môn học bắt buộc.
Chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết/năm học không phải là chương trình được xây dựng mới từ đầu mà được điều chỉnh tinh giảm từ chương trình môn Lịch sử 70 tiết/năm học đã được xây dựng trong Chương trình GDPT 2018 nên việc thực hiện sẽ bảo đảm về tiến độ và chất lượng như kế hoạch đã ban hành.
Theo Kế hoạch, trước ngày 20/9 Bộ GD&ĐT mới hoàn thành việc tập huấn và hướng dẫn thực hiện. Lúc đó, năm học mới đã bắt đầu được một thời gian. Vậy liệu kế hoạch này có phù hợp?
- Ông Nguyễn Xuân Thành: Việc bồi dưỡng giáo viên triển khai Chương trình GDPT 2018, trong đó có môn Lịch sử (70 tiết/năm học) đã được tổ chức thực hiện trong những năm qua và sẵn sàng triển khai năm học 2022-2023. Nay, việc điều chỉnh chương trình được thực hiện tinh giảm từ chính chương trình mà giáo viên đã được bồi dưỡng nên giáo viên đã bảo đảm năng lực để thực hiện.
Tuy nhiên, để giáo viên nắm chắc hơn về chương trình đã được điều chỉnh, giúp nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, Bộ GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng cho một số cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các địa phương, cơ sở giáo dục trong quá trình tổ chức thực hiện để nắm chắc hơn và kịp thời áp dụng, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo chương trình mới.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08