--> -->

Bình dị nón lá làng Chuông

Bên bờ sông Đáy hiền hòa, thuộc huyện Thanh Oai (thành phố Hà Nội), làng Chuông nức danh với nghề làm nón lá truyền thống. Những chiếc nón bình dị nhưng lại ẩn chứa cả một nghệ thuật chế tác.
Xã Thanh Thùy: Điểm sáng bảo vệ môi trường làng nghề Bài 5: Thu nhập, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao Phối hợp hoạt động để chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Thanh Oai là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, huyện Thanh Oai ngày nay còn bảo tồn, gìn giữ được những ngôi làng cổ điển hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ gắn với các nghề truyền thống như: Làng Cự Đà chuyên nghề làm tương và miến lớn nhất miền Bắc; làng Ước Lễ với nghề làm giò chả, bánh chưng, bánh giầy nức tiếng; làng nghề điêu khắc ở Võ Lăng và Dư Dụ, làng Vác chuyên nghề làm quạt và lồng chim... Đặc biệt, phải kể đến làng Chuông có nghề làm nón lá tuy mộc mạc, bình dị mà lưu giữ “hồn Việt”.

Bình dị nón lá làng Chuông
Người làng Chuông làm nón lá

Không ai biết chiếc nón lá xuất hiện từ khi nào nhưng trong câu ca dao xưa đã có câu:

“Muốn ăn cơm trắng, cá trê

Muốn đội nón lá thì về làng Chuông”

Theo lời những cụ bô lão ở làng Chuông, từ thế kỉ thứ 8 làng đã bắt đầu sản xuất nón lá. Thuở đó, làng Chuông có tên gọi là Trang Thì Trung, chuyên làm các loại nón cho hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, như: Nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng.

Ngày nay, làng Chuông thuộc xã Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ngôi làng này nằm cách trung tâm huyện Thanh Oai 3km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km.

Trước thế kỉ XX, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng. Đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thước to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.

Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông là nơi cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá già ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng.

Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Thủ đô.

Bình dị nón lá làng Chuông
Người già, người trẻ ở làng Chuông, mỗi người mỗi việc, tỉ mỉ trong từng công đoạn để tạo nên một chiếc nón lá

Ở xã Phương Trung hiện nay có khoảng 2.000 hộ làm nón, ước sản lượng mỗi năm đạt 3,5 - 4 triệu chiếc nón, mang lại khoảng 10% giá trị thu nhập cho người dân.

“So với ngành nghề khác, thu nhập của nghề nón không cao, song lợi ích mang lại rất lớn khi tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Ngoài phát triển kinh tế, những chiếc nón làng Chuông có mặt khắp cả nước và được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản... mang theo thông điệp bản sắc dân tộc, đưa làng nghề trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn”, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi chia sẻ.

Đến làng Chuông, du khách sẽ được chứng kiến các cụ 80 - 90 tuổi ngồi xâu kim khâu. Các cô, các bác trung tuổi ngồi đan vành. Các bạn thanh niên và cả các em nhỏ cũng mỗi người mỗi việc, tỉ mỉ trong từng công đoạn để tạo nên một chiếc nón lá.

“Chiếc nón vì thế là sợi dây gắn kết mỗi con người. Mỗi ngày không phải làm ruộng, mọi người lại tụ thành một hội, cùng nhau khâu nón và chuyện trò rôm rả bên nhau...”, ông Lợi bày tỏ.

Nhanh nhau nhặt, xếp những chiếc nón thành từng chồng, chị Nguyễn Thị Lựu (người làng Chuông) bộc bạch: “Chiếc nón đã gắn liền với cuộc sống của người dân. Họ đội che mưa, che nắng. Họ khâu nón để mưu sinh, đưa chiếc nón vào những điệu múa. Họ coi nón như một món quà tặng những người đi xa để mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lại gợi lên những hình ảnh quê hương...”

Bình dị nón lá làng Chuông
Khách du lịch tham quan và trải nghiệm làm nón lá ở làng Chuông

Ở trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam, cũng có nhiều làng nghề làm nón, nhưng chiếc nón lá làng Chuông có nét đặc trưng riêng. Thân nón cứng cáp, che được cả mưa lẫn nắng, làm cho người đội cảm thấy thoáng mát, dễ chịu.

Đặc biệt, người làng Chuông coi quy trình sản xuất chiếc nón lá là một nghề truyền thống chứ không có tính chất kinh doanh nên không ai giấu nghiệp. Nguyên liệu chính để làm cái nón lá là lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, còn chỉ và khung nón đan bằng nan tre sẵn có ở địa phương.

Lá cọ tươi khá nặng cho nên người thợ cần phơi khoảng 3 nắng to làm nước bay hơi thì mới bắt tay vào sản xuất. Bước kế tiếp là xử lý lá mà dân gian gọi là quay lá cho lá khô và mềm hơn nữa. Sau nữa, phải hong khô lá và đem đi sấy lần cuối cùng mới kết thúc việc xử lý lá. Lúc này, lá cọ non sẽ chuyển đổi từ màu xanh, lá cọ già thì thành màu vàng.

Để tạo ra nón đẹp trước hết cần có khung vững chắc. Khung chủ yếu được đan bởi nan nứa và vật liệu này có nhiều dọc hai bờ đê sông Đáy. Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón. Cái tài của người thợ làng Chuông là các mối kết nối dây đan đều giấu kín bằng từng đường chỉ tinh tế.

Bình dị nón lá làng Chuông
Nghệ nhân làng Chuông giới thiệu sản phẩm nón tới du khách

Sợi dây đan theo các đường kim với 16 lớp vòng thì chiếc nón mới thành hình. Khi chiếc nón đã đan xong, người ta hơ với hơi diêm để làm màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Hoặc nghệ nhân có thể quét dầu bên ngoài để nón sáng, bóng và đều màu.

Trong khi làm nón, các cô gái làng Chuông trang trí thêm bằng việc dán vào thân nón những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Tinh tế hơn là họ dùng chỉ màu may chéo ở hai điểm đối diện trong lòng nón để sau đó có thể gắn quai nón bằng những dải lụa mềm, nhiều màu sắc, tôn lên nét duyên dáng của mỗi cô gái dưới vành nón lá.

Nhằm gìn giữ và phát huy tối đa những giá trị của làng nghề truyền thống, với định hướng du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Thanh Oai luôn ưu tiên và thực hiện bài bản, đồng bộ nhiều giải pháp, như: Hỗ trợ làng nghề, nghệ nhân; Phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch...

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình cho biết, Thanh Oai đang nỗ lực trở thành một trong những địa phương trọng điểm về du lịch trên địa bàn Thủ đô. Để đạt mục tiêu đó, huyện đã quyết liệt chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm du lịch, tìm ra những sản phẩm “đinh” để thu hút du khách, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Huyến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH Thành phố làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ.
Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phường Tây Mỗ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; gặp mặt, tặng quà người có công với cách mạng, gia đình chính sách...
Phường Long Biên gặp mặt, tri ân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng

Phường Long Biên gặp mặt, tri ân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Long Biên tổ chức hội nghị gặp mặt, tặng quà kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Chỉ thị số 30-CT/TƯ ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng và thực sự đi vào cuộc sống. Từ đó, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đây chính là nền tảng vững chắc, động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội ban hành Chỉ thị triển khai Chiến dịch “45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một chiến dịch quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số tại cấp xã, phường, nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp.
Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động