-->

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Ngày 24/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi thị sát và làm việc với các đơn vị, địa phương có liên quan đến việc thực hiện dự án, trọng tâm là nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đánh giá đúng tình hình để có quyết sách đúng và trúng Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4: Làm cầm chừng sẽ không thể xong đúng tiến độ Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Cuba

Tại một số nút giao quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã nghe các đơn vị báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; đồng thời gặp gỡ, trao đổi với người dân có đất thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi về tình hình triển khai Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Thường Tín. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Tại cuộc làm việc ở quận Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Thành phố đã hoàn thành phê duyệt chỉ giới đường đỏ 5/5 đoạn với tổng chiều dài 58,2km.

Riêng đoạn từ quốc lộ 32 đến cầu Hồng Hà vẫn chưa có bản vẽ được xác nhận của Sở Quy hoạch và Kiến trúc để Ban Quản lý dự án tổ chức triển khai cắm mốc ngoài thực địa. Ban Quản lý dự án cũng đang phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội điều chỉnh nút giao quốc lộ 6 - Vành đai 4...

Theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, Hà Nội đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham vấn cộng đồng, đã đăng tải tham vấn trên trang điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các quận, huyện cũng đã cơ bản gửi số liệu giải phóng mặt bằng cho Ban Quản lý dự án để tập hợp và lên phương án tổng thể nhằm thống nhất ký biên bản số liệu với các quận, huyện (dự kiến trình duyệt dự án trước ngày 28/11/2022).

Tính đến nay, Hà Nội đã tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng được 36,3/58,2km tại 7 quận, huyện; dự kiến trước ngày 30/11/2022 sẽ hoàn thành công tác cắm mốc. UBND Thành phố cũng đã triển khai phương án ứng vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch (căn cứ quy định tại Điều 111, Luật Đất đai).

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết, đã chỉ đạo các quận, huyện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư... Dự kiến, trong quý IV/2022, Thành phố sẽ giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các quận, huyện đều khẳng định đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố; chủ động triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động; từ trước khi được bố trí vốn tạm ứng, các quận, huyện đã được người dân đồng tình di chuyển hàng trăm ngôi mộ trong phạm vi dự án. Đại diện các bộ, ngành Trung ương khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các cơ quan của Hà Nội triển khai thực hiện dự án bảo đảm tiến độ Quốc hội giao.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và sự đồng hành của các bộ, ngành Trung ương đã tạo điều kiện cho thành phố và các tỉnh liên quan triển khai thực hiện dự án.

Ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động vào cuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, các sở, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân 7 quận, huyện có dự án đi qua, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song Thành phố đã chủ động đề ra các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, các phần việc liên quan đến giải phóng mặt bằng đã và đang được triển khai đồng bộ từ Thành phố xuống các địa phương”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Tuy nhiên khối lượng công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội rất lớn, trong đó, nhiều phần việc khó khăn vẫn còn ở phía trước, như di dời mồ mả, trụ sở cơ quan, trường học, công trình điện... Tiến độ Quốc hội đề ra, cũng như đã ghi rõ trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027. Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đề nghị các bộ, ngành tiếp tục đồng hành, bám sát tiến độ theo cam kết của thành phố Hà Nội và hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên để kịp thời theo dõi, đôn đốc.

Đối với một số vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền cấp tỉnh, đồng chí Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố nhanh chóng tập hợp và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo giải quyết, trước hết là vấn đề chỉ giới đường đỏ; chính sách trong di dời mồ mả; cơ chế bố trí vốn cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới nghĩa trang phục vụ dự án...

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ban Chỉ đạo xác định giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm”, phải đi trước. Quá trình triển khai thực hiện, UBND Thành phố phải tiên lượng các vấn đề có thể phát sinh, còn khó khăn, vướng mắc để đề ra chính sách phù hợp, cần thiết; nhanh chóng có hướng dẫn bổ sung, thống nhất từ trên xuống dưới, bảo đảm thông suốt, thuận lợi cho các quận, huyện thực hiện việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ưu tiên trước hết là phần đường Vành đai 4; giải phóng mặt bằng diện tích dự trữ đường sắt hoặc địa điểm chưa rõ ràng cần xem xét cụ thể trên cơ sở đề xuất của tư vấn.

Do đó, đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo; các quận, huyện tập trung cao độ trong thời gian từ nay đến trước 23 tháng Chạp (Âm lịch) tuyên truyền, vận động di dời mồ mả nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Quá trình thực hiện, các cơ quan, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, trên tinh thần trách nhiệm cao, nhất quyết không được để thiếu kinh phí và địa điểm nghĩa trang.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện vừa thi đua, vừa tăng cường học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với quyết tâm bảo đảm tiến độ để đến tháng 6/2023 khởi công dự án. Các sở, ngành phải tập trung cao độ phối hợp, giúp đỡ các quận, huyện; đặc biệt phải hoàn thành xác định chỉ giới đường đỏ và cắm mốc trên thực địa.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, công trình có ý nghĩa rất quan trọng, đem lại lợi ích to lớn không chỉ đối với các địa phương của Hà Nội, mà còn các tỉnh, thành phố trong vùng. “Nhiệm vụ tới đây còn rất dài, rất nặng, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm cao của các sở, ngành, quận, huyện; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương; đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội phải sâu sát, quyết liệt từng việc hơn nữa”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

Theo chương trình, ngày 25/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu đoàn công tác làm việc với hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên về tình hình triển khai thực hiện dự án.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022.

Dự án được thực hiện theo 7 dự án thành phần, bao gồm: 3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, với tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Đoạn trên địa bàn Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.

Tin khác

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nghiêm cấm tình trạng chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp bộ máy.
Xem thêm
Phiên bản di động