Bé 8 tuổi phải phẫu thuật cấp cứu vì tắc ruột do bã thức ăn
Phẫu thuật thành công cho bé gái 3 tuổi bị xoắn dạ dày hiếm gặp Cứu sống bệnh nhi 5 tuổi bị vỡ ruột thừa Trao hy vọng tới bệnh nhi ung thư |
Mẹ bệnh nhi cho biết, bệnh nhi xuất hiện đau bụng cách đây 4 ngày, đã được đưa đi khám tại một vài cơ sở y tế, sau đó chuyển qua một bệnh viện tư tại Hà Nội điều trị nội trú 3 ngày, theo dõi tắc ruột không rõ nguyên nhân.
![]() |
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhi. |
Khi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy bã thức ăn di chuyển xuống dưới nhưng bị tắc ở đoạn ruột non cách góc hồi manh tràng 20cm, kích thước 4x2 cm cứng chắc.
Bác sĩ Vũ Hồng Tuân - Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh đã tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhi bằng phương pháp mở ruột non lấy bã thức ăn làm xẹp ruột có nội soi hỗ trợ. Tuy nhiên, do mổ nội soi ổ bụng chướng khó can thiệp, các bác sĩ chuyển sang mổ mở nhỏ 5cm, phát hiện khối bã thức ăn rất cứng chắc ở đoạn cuối hồi tràng. Các bác sĩ đã mở ruột lấy bã thức ăn, khâu lại ruột cho bệnh nhi.
Sau mổ 4 ngày, bệnh nhi tiêu hoá lưu tốt, được ăn nhẹ và chăm sóc tại khoa điều trị. Theo bác sĩ Vũ Hồng Tuân, có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non như do nuốt dị vật không thể tiêu hoá được, do bệnh nhi có bệnh nền về tuỵ gây khó tiêu hoá thức ăn, búi giun gây tắc ruột. Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, tắc ruột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mất nước điện giải, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, nặng nề nhất có thể gây tử vong do hoại tử các quai ruột gây thủng ruột, vỡ ruột. Do đó, mọi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp giúp phòng tránh hiệu quả tắc ruột do bã thức ăn, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, răng kém, sau cắt dạ dày…
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn thức ăn nấu chín, ninh nhừ; uống đủ nước, trung bình 1,5-2l nước/ngày; bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như rau đay, mùng tơi, đậu bắp… giúp hệ tiêu hóa lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tin khác

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ
Y tế 27/07/2025 18:52

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố
Y tế 27/07/2025 15:36

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Y tế 26/07/2025 21:04

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn
Y tế 26/07/2025 16:10

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết
Y tế 24/07/2025 15:54

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57