Bão Mặt Trời mạnh bất thường dội xuống trái đất
"Sao chổi Quỷ dữ" xuất hiện cùng nhật thực toàn phần |
![]() |
Bão Mặt Trời tấn công Trái đất. |
Dưới tác động của Bão Mặt Trời, vệ tinh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự gián đoạn hệ thống định vị vệ tinh và hệ thống liên lạc vô tuyến trên Trái đất. Thậm chí, ngay cả khi cơn bão đã kết thúc, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vẫn có khả năng bị xáo trộn.
Trước đó, ngày 9/5, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ cũng đã đưa ra cảnh báo bão địa từ cấp G4. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2005, Trung tâm này mới đưa ra cảnh báo bão địa từ G4, cao thứ hai trong thang đo năm bước.
Sự phóng khối lượng vành nhật hoa là tên được đặt cho các vụ nổ plasma khổng lồ thỉnh thoảng phun ra từ Mặt Trời, có thể gửi các hạt tích điện, được gọi là gió Mặt Trời, về phía Trái đất.
Năm vụ phun trào vật chất từ bầu khí quyển của cơn Bão Mặt Trời được dự báo sẽ xảy ra từ cuối ngày 10/5 và kéo dài đến ngày 12/5. Bão Mặt Trời có thể tác động đến cơ sở hạ tầng trên quỹ đạo gần Trái đất và trên bề mặt Trái đất, có khả năng làm gián đoạn thông tin liên lạc, lưới điện, điều hướng, hoạt động vô tuyến và vệ tinh.
Sức mạnh thực sự của Bão Mặt Trời sẽ được biết khoảng 60-90 phút trước khi nó đến Trái đất nhờ các vệ tinh đo lường các đợt bùng phát năng lượng có định hướng.
Bão Mặt Trời xảy ra khi Mặt Trời phát ra một vụ bùng nổ bức xạ điện từ mạnh. Hiện tượng này khiến các sóng năng lượng tỏa ra ngoài, tác động đến những thiên thể khác trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái đất. Các sóng điện từ tương tác với từ trường Trái đất, gây ra một số vấn đề như: Những dòng điện chạy trong tầng thượng quyển của Trái đất, làm nóng không khí. Bão địa từ có thể khiến cực quang đẹp mắt xuất hiện trên các vùng cực, nhưng cũng có thể làm gián đoạn tín hiệu vô tuyến và GPS. Khi nóng lên, khí quyển cũng phồng lên và tạo thêm lực kéo cho các vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất thấp, khiến những mảnh rác không gian nhỏ bay chệch đường. Ngoài ra, khi những dòng điện mạnh chạy qua tầng thượng quyển, chúng cũng tạo ra các dòng điện mạnh chạy qua vỏ Trái đất. Điều này có khả năng gây trở ngại cho vật dẫn điện bên trên lớp vỏ, ví dụ như lưới điện - mạng lưới đường dây truyền tải điện từ trạm phát đến các công trình khác. Kết quả là hiện tượng mất điện cục bộ xảy ra và có thể rất khó khắc phục. |
Nên xem

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/5: Ngày có mưa vài nơi, chiều tối và đêm có mưa to
Môi trường 11/05/2025 07:03

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất
Môi trường 10/05/2025 10:35

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/5: Mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to
Môi trường 10/05/2025 06:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
Môi trường 09/05/2025 05:51

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/5: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào
Môi trường 08/05/2025 05:58

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh gây mưa dông diện rộng
Môi trường 07/05/2025 06:49

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/5: Ngày nắng gắt, chiều tối có mưa dông
Môi trường 07/05/2025 06:01

Chủ động phát hiện và báo cáo kịp thời các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước
Môi trường 06/05/2025 06:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác
Môi trường 06/05/2025 06:03

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/5: Ngày nắng, chiều tối có nơi có dông
Môi trường 05/05/2025 07:02