--> -->
Kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương:

Bản hùng ca trên sông Bạch Đằng

Ngô Quyền (898 - 944) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. 
ban hung ca tren song bach dang “Dấu ấn” của những hội viên cao tuổi
ban hung ca tren song bach dang Những góc nhìn cuộc sống qua “Vũ điệu tuổi thơ”

Tự hào đất Đường Lâm

Tối 20/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 – 2019).

ban hung ca tren song bach dang
Tái hiện trận chiến Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng tại Lễ dâng hương kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương

Tại buổi lễ, các vị lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo Thành phố đã cùng nhân dân ôn lại trang lịch sử hào hùng. Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định rằng, đầu năm 939, Anh hùng dân tộc Ngô Quyền quyết định xưng Vương lập nên nhà Ngô, định đô tại Cổ Loa đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước.

Kể từ mùa xuân Kỷ Hợi năm 939 đến mùa xuân Kỷ Hợi năm nay đã tròn 1080 năm lịch sử. Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ ông cha đã chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng định vị trí, tầm vóc và giá trị lịch sử vô cùng to lớn sự nghiệp trung hưng đất nước của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, Lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình và ý thức độc lập, tự chủ, tự lập, tự cường của dân tộc, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa sâu sắc về sự kiện trọng đại, có sức lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

ban hung ca tren song bach dang
Mô phỏng trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền là một chiến công hiển hách, đời đời bất diệt, là cột mốc bản lề, một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài và phát triển rạng rỡ văn trị, võ công của dân tộc Việt Nam. Sau ngày chiến thắng, vào mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền kéo đại quân về Cổ Loa để khẳng định sự tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ đời Hùng Vương, An Dương Vương, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập non trẻ vừa giành lại được.

Ngô Quyền quyết định bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, mở nước, xưng Vương, lập ra triều Ngô và đóng đô trong tòa thành Cổ Loa cổ kính của An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc. Cùng với việc lên ngôi, Ngô Vương Quyền còn đặt ra các chức quan văn, quan võ, quy định quan chế, các nghi lễ trong triều…

Tại Lễ dâng hương, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đồng chí Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kính cáo trước anh linh Vua Ngô Quyền về những kết quả thành phố đã đạt được trong những năm qua, nguyện quyết tâm phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu mạnh.

Theo đó, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng.

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; an ninh – quốc phòng được giữ vững và tăng cường, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Năm 2019, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn, thách thức, là năm thành phố Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc, truyền thống ngàn năm hiến, Thủ đô quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ; chủ động đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại…

Sự kiện Ngô Quyền dựng nước, xưng Vương, định đô tại Cổ Loa là kết tinh của lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc của cả dân tộc. Trận chiến lịch sử Bạch Đằng toàn thắng đánh dấu một bước tiến dài và căn bản của lịch sử Việt Nam. Với chiến công oanh liệt năm 938 trên sông Bạch Đằng và việc xưng Vương năm 939, Ngô Quyền được lịch sử tôn vinh là Tổ Trung Hưng của dân tộc Việt Nam, chỉ đứng sau Thủy Tổ dựng nước Hùng Vương.

Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo Thành phố cùng các vị đại biểu đã nghe đọc chúc văn; dâng hương, hoa, lễ vật, bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của vị vua.

Vị tướng trí dũng

Ngô Quyền sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm. Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, có trí dũng.Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, đoán có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền.

Ngô Quyền lớn lên có khuôn mặt khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, sức có thể nâng được vạc bằng đồng. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một trang hào kiệt, văn võ toàn tài.

Năm 907, Vua Nam Hán là Lưu Cung xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3.000 con nuôi, mưu đồ phục quốc. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.

Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán.

Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Cuối năm 938 – Hoằng Thao thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng Đông Bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Với tài thao lược tuyệt vời, Ngô Quyền đã chỉ huy quân làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "Vua đứng đầu các vua", là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm nay, Thủ đô Hà Nội đã đón khoảng 12,77 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,16 triệu lượt, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20,2%, khẳng định sức hút ngày càng mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch quốc tế.
Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân, mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề còn nổi lên với thị trường vàng thời gian qua như việc chênh lệnh giá vàng trong nước và thế giới, một số động thái của các doanh nghiệp tham gia thị trường vàng có tính thao túng, găm hàng, đội giá...
Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Thành phố Đồng Hới vốn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú. Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Trị, nơi đây vẫn được lựa chọn là thủ phủ hành chính của tỉnh, điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản.
Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Chiều 24/5, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết: Liên danh nhà thầu thi công nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã khắc phục xong sự cố nước chảy ở nhà gà T3 xảy ra vào trưa cùng ngày (24/5).

Tin khác

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động