--> -->
15 năm mở rộng hành chính Thủ đô (1/8/2008-1/8/2023): Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược

Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc

Trải qua 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023), ngành Y tế và Giáo dục trên địa bàn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thời gian qua, Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát triển và hội nhậpBài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mìnhBài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá

Bước chuyển lớn trong công tác “trồng người”

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã chung sức, đồng lòng, phát huy mọi nguồn lực nhằm kiến tạo Thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngành Giáo dục Hà Nội trong 15 năm qua với những nỗ lực đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Y tế - Giáo dục sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Nhiều thành tựu đáng ghi nhận
Quy mô giáo dục Hà Nội 15 năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Cụ thể, ngay sau khi hợp nhất, ngành đã tăng cường đầu tư đủ các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác thư viện trường học được quan tâm, đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Quy mô giáo dục Hà Nội có bước phát triển mạnh.

Hiện nay, Thành phố đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Năm học 2022 - 2023, toàn Thành phố có 2.840 đơn vị trường học với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123.000 giáo viên. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Tính đến tháng 4/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 72,4%. Đến thời điểm này, toàn Thành phố đã công nhận được 23 trường chất lượng cao, trong đó có 17 trường công lập và 6 trường ngoài công lập. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5 ha trở lên trên địa bàn Thành phố.

Chất lượng GD&ĐT tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định. Việc triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” ở tất cả các trường phổ thông cơ bản đạt được kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được các quận, huyện, thị xã, các trường hưởng ứng, triển khai thực hiện. Hiện đã có 30/30 Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và 80 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố đã xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết về hợp tác về giáo dục tham gia phong trào. Đây là một trong những giải pháp trọng tâm của Sở GD&ĐT Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách, chất lượng giáo dục giữa các nhà trường, các quận nội thành và các huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố; nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô; giảm thiểu tình trạnh học sinh bỏ học, học sinh “ngồi nhầm lớp”; không để học sinh vì hoàn cảnh khó khăn bị bỏ lại phía sau, thực hiện tốt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Ghi nhận tại huyện Mê Linh, đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, quy mô giáo dục của huyện đã có sự thay đổi thay đổi, phát triển rõ rệt cả về “lượng và chất”. Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh Nguyễn Văn Hậu, hiện tại, toàn huyện có 81 cơ sở giáo dục (23 trường Mầm non công lập, 1 trường Mầm non tư thục; 29 trường Tiểu học công lập, 1 trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở tư thục, 20 trường Trung học cơ sở, 6 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) và 37 cơ sở giáo dục Mầm non độc lập với 1.801 nhóm, lớp; 65.437 học sinh.

“Ngay từ khi được sáp nhập về Hà Nội đến hết 2022, huyện đã tập trung đầu tư mở rộng quỹ đất, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường trực thuộc huyện với tổng mức kinh phí là trên 2.500 tỷ đồng. Diện tích đất đã mở rộng cho các nhà trường là 151.040,4m2, xây mới 620 phòng học, 364 phòng học bộ môn/thực hành, 35 nhà giáo dục thể chất”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh chia sẻ.

Thời gian tới, để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục huyện sẽ tập trung xây dựng các đề án giáo dục khoa học, sáng tạo, đột phá, có tầm nhìn; tăng cường mở rộng thêm các lớp học sử dụng ngoại ngữ (tiếng Đức, Nhật, Hàn, Pháp) ở các trường điểm trong cụm; đầu tư có tính lâu dài cơ sở vật chất, đưa hệ thống thiết bị dạy học hiện đại vào một số trường điểm; đào tạo đội ngũ giáo viên nhiệt huyết sử dụng công nghê thông tin tốt để lần tỏa tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong huyện…

Ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh

Song hành với sự phát triển của ngành Giáo dục, Y tế Thủ đô 15 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng thời gian qua ngành Y tế Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Điển hình như thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường khả năng phòng, chống dịch, đặc biệt là đẩy lui đại dịch Covid-19.

Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc
Can thiệp bào thai là một trong những kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa hiện nay.

Với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngành Y tế Thủ đô đã và đang nỗ lực tiên phong đi tắt, đón đầu trong nhiều chuyên khoa mũi nhọn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc khám chữa bệnh. Theo đó, các đơn vị luôn quan tâm đầu tư, ứng dụng các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao như: Phẫu thuật nội soi, thụ tinh trong ống nghiệm, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp, kỹ thuật can thiệp bào thai... trong khám chữa bệnh cho nhân dân.

Điển hình, can thiệp bào thai là một trong những kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa được triển khai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ với báo chí mỗi năm, có hàng nghìn trẻ bị dị tật… làm cho không chỉ gia đình mà chính đứa trẻ đó khổ cả cuộc đời, trở thành gánh nặng của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, với thành công của kỹ thuật mới can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tự hào bước đầu đã cứu chữa thành công, giúp hằng trăm trẻ nhỏ chào đời mạnh khỏe.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã khai trương Đơn vị Can thiệp bào thai tháng 1/2022, hiện đang ứng dụng các kỹ thuật can thiệp bào thai như: Sinh thiết gai rau, chọc ối, lấy máu cuống rốn để chẩn đoán trước sinh, đồng thời thực hiện điều trị truyền ối cho thai thiểu ối, phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu song, hội chứng song thai, thai không tim.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hàng trăm ca can thiệp, truyền ối bào thai thành công tại bệnh viện. Trước đây khi chưa có kỹ thuật can thiệp bào thai, hàng nghìn bào thai bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ sẽ không thể chào đời hoặc nếu may mắn chào đời sẽ bị tàn phế, không thể hòa nhập với cộng đồng. Kỹ thuật nhân văn này mở ra một chương mới, cứu hàng trăm em bé, hàng trăm gia đình thoát cảnh nuôi em bé tàn tật, nâng cao chất lượng dân số.

Cùng với việc triển khai những kỹ thuật mới, ngành Y tế Thủ đô cũng đã thành lập Mạng lưới khám chữa bệnh từ xa, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mà còn là cầu nối giúp các y, bác sĩ trao đổi, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn. Quan trọng hơn cả là người dân Thủ đô đã được thụ hưởng những kỹ thuật điều trị mới nhất, hiện đại nhất, chẩn đoán kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí chuyển tuyến.

Chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân từ tuyến y tế cơ sở

Đặc biệt 15 năm mở rộng địa giới hành chính, ngành Y tế Thủ đô đã và đang nỗ lực chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở, cụ thể là từ trạm y tế (TYT) xã. Việc phát triển y tế cơ sở góp phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giảm vượt tuyến, giải quyết được bài toán “quá tải” cho bệnh viện tuyến trên.

Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc
Trạm trưởng TYT xã Minh Châu Lê Thị Lộc khám, cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường định kỳ.

Theo bác sĩ Lê Thị Lộc, Trạm trưởng TYT xã Minh Châu (huyện Ba Vì): TYT xã Minh Châu có chức năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã và thực hiện công tác y tế dự phòng trong giám sát và xử lý dịch, triển khai các chương trình, hoạt động y tế và cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

“Nhờ mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, TYT xã được nâng cấp về cơ sở vật chất. Còn với trang thiết bị nhờ được chọn làm xã điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nên TYT được Bộ Y tế trang bị thêm cho 1 số trang thiết bị máy móc, đồng thời cử thêm nhân lực về hỗ trợ”, bác sĩ Lộc chia sẻ.

Theo đó, năm 2013, TYT xã Minh Châu được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đầu tư xây mới 1 dãy nhà làm việc 3 tầng kiên cố, với 20 phòng chức năng phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Tháng 8/2019, TYT xã được UBND huyện Ba Vì bố trí kinh phí đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí 800 triệu đồng…

Không chỉ được đầu tư về cơ sở hạ tầng, năm 2018, TYT xã Minh Châu được chọn là 1 trong 4 xã điểm của Hà Nội, 26 xã điểm toàn quốc thực hiện thí điểm mô hình TYT xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Khi thực hiện thí điểm mô hình, trạm được tăng cường bác sĩ từ Bệnh viện Châm cứu Trung ương về hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn 1 tuần/buổi trong 1 năm; Trung tâm Y tế huyện Ba Vì cử bác sĩ y học cổ truyền về hỗ trợ 2 buổi/ tuần, trong 2 năm…

“Sau khi được chọn làm TYT điểm, trạm được Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội về hỗ trợ hướng dẫn chuyên môn, trang bị máy đo huyết áp, máy đo đường huyết để khám sàng lọc cho người dân từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường…”- bác sĩ Lộc chia sẻ.

Trạm trưởng TYT xã Minh Châu cũng cho biết từ khi áp dụng mô hình TYT điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, người dân đã yên tâm hơn và tin tưởng tới khám bệnh tại TYT xã. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, trạm đã khám được 2.816 lượt, trong đó, khám dự phòng là 454 lượt; khám bệnh chung là 2.362 lượt. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý đạt 90% trở lên. Không có sai sót về chuyên môn và tai biến trong điều trị.

Đồng thời, trạm hiện đang quản lý và điều trị 56 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, khám và quản lý điều trị được 455 bệnh nhân tăng huyết áp, khám, cấp phát thuốc điều trị methadone cho 36 bệnh nhân…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được khi triển khai hiệu quả mô hình TYT điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, TYT xã Minh Châu vẫn còn gặp phải khó khăn như chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tuyến y tế cơ sở còn thấp nên không thu hút được cán bộ, đặc biệt là bác sĩ. Cơ sở vật chất được Bộ Y tế cấp một số trang thiết bị chuyên khoa về răng, tai mũi họng, y học cổ truyền… nhưng không có bác sĩ chuyên khoa khám bệnh nên những trang thiết bị đó không được phê duyệt trong bảo hiểm và người dân không được hưởng quyền lợi đó.

Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc
Người dân Minh Châu mong muốn được khám, chữa và điều trị bệnh hiệu quả tại TYT xã.

“Hiện người dân Minh Châu rất mong muốn đến TYT xã để khám, chữa và điều trị bệnh cho gần, đỡ phải vượt tuyến xa. Tuy nhiên, thực tế trình độ chuyên môn y tế tại trạm có hạn, chưa phục vụ toàn diện được cho người dân. Bên cạnh đó, tại trạm nhân lực có hạn lại kiêm nhiệm nhiều việc, nên cũng chưa đảm bảo được công tác khám, chữa bệnh,… Bởi vậy, trạm mong muốn có thêm 1 bác sĩ về công tác và có sử dụng được những chuyên khoa lẻ như răng, tai mũi họng… để khám, chữa bệnh, phục vụ cho nhân dân xã đảo Minh Châu”- bác sĩ Lộc cho biết thêm.

Được biết ngoài TYT xã Minh Châu, Hà Nội có thêm 3 TYT được Bộ Y tế lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình TYT xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình gồm TYT xã Tân Hội huyện Đan Phượng, TYT phường Tây Mỗ, quận Bắc Từ Liêm, TYT phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Thời gian qua, các mô hình TYT điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn Hà Nội đã hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo bệnh nhân tới khám, chữa bệnh thay vì phải vượt tuyến… đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và phòng, chống dịch bệnh ngay từ cơ sở.

Từ những thành tích điển hình của ngành Y tế và Giáo dục, có thể thấy, việc mở rộng địa giới hành chính vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng. Hành trang mang theo của ngành Giáo dục và ngành Y tế Hà Nội hôm nay đã khác rất nhiều so với 15 năm trước. Tuy nhiên với vị trí là Thủ đô đòi hỏi hai ngành mũi nhọn này cần có sự cố gắng, nỗ lực lớn hơn nữa để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô.

Minh Khuê - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe ô tô khi phải đối mặt với cơn bão số 3, nhiều chủ bãi trông xe và chủ xe đã chủ động gia cố, sửa sang lại các khung cột, đưa xe đến nơi an toàn.
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Xem thêm
Phiên bản di động