Bài 2: Cần cú hích để tạo động lực
Bài 1: Học chưa đi đôi với hành |
Song theo các chuyên gia giáo dục, không nên xem Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” thay thế được hết mọi thứ. Đây chỉ là chương trình có tính chất khung, để tạo cú hích cho toàn dân có động lực học ngoại ngữ tích cực hơn.
Tăng cường nâng “chuẩn” giáo viên
Theo các chuyên gia giáo dục, trong thời gian còn lại của Đề án”Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020) mục tiêu và phương thức thực hiện sẽ cần tính thực tế hơn. Cụ thể, một trong 3 nhóm nội dung theo chốt cần phải tập trung giải quyết đó là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ (song hành với đó là xây dựng cơ sở học liệu bài bản và tạo ra hệ thống khảo thí quốc gia đảm bảo chất lượng). Nhìn nhận về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Văn Trào - Hiệu phó Trường Đại học Hà Nội cho rằng, học sinh muốn học tiếng Anh tốt mà lại cho giáo viên dạy yếu và chương trình không phù hợp với vùng miền, địa phương thì không công bằng.
Việc dạy và học ngoại ngữ là cần thiết, nhưng cần có phương án phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam. |
Vì thế, việc đầu tư cho người dạy là đúng, nhưng phải trúng, bởi không phải giáo viên nào cũng nhiệt tình tham gia vào đổi mới. Ông chia giáo viên ra làm 3 nhóm: Kịch liệt phản ứng với đổi mới; muốn đổi mới, nhưng phải chờ đợi "cầm tay chỉ việc" và nhóm rất thích đổi mới. Do đó, ông Trào đề xuất cần phân loại giáo viên, không nhất thiết chọn 100% số giáo viên để bồi dưỡng ngoại ngữ cho đạt chuẩn, mà hãy chọn nhóm giáo viên vô cùng thiết tha với đổi mới (nếu xét ở góc độ phát triển học thì họ là những người có từ 5-10 năm thâm niên) và nhóm thứ hai là những người muốn đổi mới, nhưng chưa biết cách thức cụ thể như thế nào.
Thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong năm học 2015-2016, Hà Nội đã triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 85% số học sinh lớp 3, 4 và 60% số học sinh lớp 6. Toàn thành phố có 117/207 trường THPT triển khai dạy sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10, 11, 12 hệ 10 năm. |
Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cần tập trung vào làm thật tốt khâu giáo viên theo hướng: Thiếu thì đào tạo thêm, yếu thì bồi dưỡng. "Thày, cô nào yếu quá không phù hợp thì tạm thời chuyển làm công tác khác, tránh tình trạng đứng lớp mà không chuẩn, thậm chí xa chuẩn, ảnh hưởng đến lớn đến việc học ngoại ngữ nền tảng của các học sinh". Cụ thể, theo yêu cầu của Bộ GDĐT, ngay trong tháng 9 và tháng 10.2016, các cơ sở giáo dục phải rà soát chuẩn trình độ ngoại ngữ của giáo viên, lên kế hoạch bồi dưỡng gửi về Bộ GDĐT chậm nhất trước ngày 31.10. Còn các Sở Giáo dục xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên ngoại ngữ 2016 - 2020 gửi về Bộ trước ngày 31.12.
Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu đối với các trường sư phạm chuyên ngữ hoặc có khoa ngoại ngữ, cần rút kinh nghiệm và phát triển chương trình đào tạo của mình trong thời gian tới. Cụ thể, sinh viên chuyên ngữ đồng thời được đào tạo 2 ngoại ngữ trong quá trình học, một chính và một phụ. Sinh viên trường sư phạm chuyên ngữ nếu muốn trở thành giáo viên tiếng Anh cấp mầm non, tiểu học phải bổ sung học trình hoặc tín chỉ bắt buộc. Trường sư phạm, chuyên ngữ thường xuyên đưa sinh viên tham gia làm trợ giảng tiếng Anh ở các trường tiểu học, trung tâm có giáo viên bản ngữ giảng dạy. Để đến năm 2018 - 2019, 100% các trường ĐH triển khai đào tạo chương trình tiếng Anh tăng cường; 100% số sinh viên chuyên ngữ tốt nghiệp đạt chuẩn (bậc 5).
Một chưa xong lại lo…ba, bốn
Trong khi mục tiêu chính là nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân còn chưa đạt được kết quả như mong muốn thì theo lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, công tác thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất từ năm học mới 2016-2017 cũng đã chính thức khởi động.
Lộ trình đạt “chuẩn” đối với giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông Cụ thể, năm 2016 là 45% số giáo viên tiểu học, 55% số giáo viên trung học cơ sở, 65% số giáo viên THPT. Từ năm 2017-2019, tỷ lệ đạt chuẩn mỗi năm tăng thêm 10% đối với giáo viên các bậc học. Mục tiêu năm 2020 đạt chuẩn 100% giáo viên các bậc học. Đối với giảng viên đại học, cao đẳng, đề án đưa ra lộ trình năm 2018 phải đạt chuẩn 100%. |
Cụ thể, năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai. Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Còn đối với tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ 2. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngôn ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ 2. Riêng việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, ý kiến dư luận xã hội và các chuyên gia giáo dục vẫn không khỏi băn khoăn khi Bộ GDĐT triển khai thí điểm dạy các môn ngoại ngữ khác trong bối cảnh hiện nay. Bởi nếu không cẩn thận, vô tình sẽ càng gây thêm áp lực cho học sinh dù theo tinh thần tự nguyện hay thí điểm.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55