Bác sĩ Trần Duy Hưng: Chủ tịch Thành phố của dân, vì dân
Hồi trẻ Trần Duy Hưng là học sinh Trường Bưởi (nay là Trường Chu Văn An). Sau ông vào học Đại học Y Hà Nội. Ông tích cực tham gia các phong trào thanh niên, sinh viên, có uy tín trong giới nhân sĩ, trí thức, là lãnh tụ phong trào Hướng đạo sinh Bắc kỳ dưới sự dẫn dắt của Huynh trưởng (anh cả) Hoàng Đạo Thúy.
Năm 1939 ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội với thành tích xuất sắc. Cùng thời ông có các ông Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch. Ở tuổi 30 tuổi, Trần Duy Hưng đã là một bác sĩ đa khoa nổi tiếng. Ông cùng gia đình mở một bệnh viện đa khoa tại số 73 phố Thợ Nhuộm. Bà Trần Thị Mỹ em gái ông làm y tá kiêm hộ sinh. Bệnh viện của ông chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Nơi đây cũng là địa chỉ “bí mật” che giấu cán bộ trước cách mạng ngay giữa lòng thành phố. Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi v.v.. mỗi lần bị địch truy lùng lại vào bệnh viện Thợ Nhuộm làm “bệnh nhân bất đắc dĩ”.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, với tiếng tăm và uy tín của ông trong giới nhân sĩ, trí thức, thanh niên, người dân Hà nội. Bảo Đại mời ông ra làm Bộ trưởng Thanh niên nhưng ông từ chối.
Bác sĩ Trần Duy Hưng cùng đoàn quân về tiếp quản Thủ đô. |
Phẩm chất tốt đẹp, lòng nhân ái, tính yêu nước thương dân cao cả của Bác sĩ Trần Duy Hưng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quý mến, tin tưởng. Một tuần sau ngày cướp chính quyền (19/8/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà bác sĩ Trần Duy Hưng. Trong bữa cơm thân mật tại 73 phố Thợ Nhuộm. Bác Hồ đã đề nghị bác sĩ Trần Duy Hưng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Bác sĩ Trần Duy Hưng thưa với Bác: “Cảm ơn cụ. Mong cụ chọn người xứng đáng hơn vì tôi chỉ biết khám chữa bệnh không quen làm lãnh đạo". Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo: “Bản thân tôi cũng chưa bao giờ lãnh đạo một đất nước. Chúng ta phải vừa làm vừa học thôi”. Sau những đêm ngày suy nghĩ sâu lắng lời tâm sự chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác sỹ Trần Duy Hưng nhận lời. Từ ngày 30/8/1945 ở tuổi 33, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 6/1/1946 nhân dân cả nước nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội lựa chọn được 6 đại biểu. Người cao phiếu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cao phiếu thứ hai là bác sỹ Trần Duy Hưng.
Sau khi Pháp đánh chiếm Hà Nội. Bác sỹ Trần Duy Hưng theo chính phủ lên chiến khu Việt Bắc giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ (từ tháng 4/1947 đến năm 1954).
Tháng 6/1954 ông làm Thứ trưởng Bộ Y tế. 10/10/1954 Giải phóng Thủ đô, bác sỹ Trần Duy Hưng trở về Hà Nội, ông đảm đương nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội rồi trở lại chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (4/11/1954).
Là một Chủ tịch Thủ đô của cả nước, ông luôn nhớ lời khuyên của Bác “Chúng ta phải vừa học, vừa làm thôi”.
Những năm 60 thế kỷ 20, trong phong trào diệt giặc dốt, ông thường cùng cụ Hồ Đắc Điềm (phụ trách bình dân học vụ), đạp xe đạp đến từng lớp học bình dân ngồi lặng lẽ xem mọi người dạy và học.
Để nâng cao đời sống người dân, ông sát sao khuyến khích dẫn dắt nền nông nghiệp thành phố đạt năng suất lúa Hà Nội cao nhất miền Bắc (trước cả Thái Bình). Ngành Chăn nuôi, trồng rau, hoạt động thương nghiệp cũng đứng đầu cả nước. Những năm tháng chiến tranh, Hà nội là nơi có thanh niên lên đường nhập ngũ nhiều nhất. Ông có 2 con trai Trần Quốc Ân, Trần Chiến Thắng đều xung phong nhập ngũ vào chiến trường đánh giặc.
Ông thường tự lái xe đi khắp nơi giải quyết công việc kiểm tra chống lụt, bảo vệ đê điều. Biết nhà máy dệt 8/3 thiếu điện, nhà máy cơ khí thiếu nguyên liệu, ông lái xe đến tận nơi tìm cách tháo gỡ. Năm tháng Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom, ông tự lái xe đến nơi có nhà đổ, người chết, bị thương cùng y tá, bác sĩ băng bó chăm sóc người bị nạn.
Điều đáng nói suốt những tháng năm làm Chủ tịch UBNDTP. Hà Nội ông chưa từng có thư ký giúp việc, nên ông tự soạn thảo công văn, thư từ, bài phát biểu.
Suốt 15 năm ông không hề biết lương hàng tháng bao nhiêu, khi cán bộ dưới quyền phát hiện lương ông chỉ bằng lương Thứ trưởng (đáng ra phải là lương Bộ trưởng) khi tăng lương ông cũng không quan tâm.
Ông tập hợp những trí thức tư sản yêu nước: Trần Văn Lai, Khuất Duy Tiến, Nghiêm Tử Trinh, Trinh Văn Bôn cùng nhau đóng góp công sức, tài năng trí tuệ cho sự nghiệp phát triển thành phố lớn mạnh. Với tâm hồn, tình yêu mãnh liệt, ông khát khao thành phố quay mặt ra sông Hồng hòa mình để con sông thành thực thể của Thủ đô thân yêu.
Vị Chủ tịch thành phố là người luôn vì dân, quý trọng yêu mến nhân dân. Có một hôm khi đi qua Hồ Gươm thấy một anh công an trẻ quát tháo bà hàng rong rồi cầm chiếc mẹt đựng bánh, kẹo, khoai lạc của bà hất xuống đất. Chủ tịch Trần Duy Hưng đến trước mặt anh công an và nói “Nếu bà cụ bán hàng là mẹ đẻ của anh thì anh có dám làm như thế không”. Anh công an phải cúi xuống nhặt bánh kẹo, khoai, lạc, xếp lại tử tế bưng lên đưa trả lại bà bán hàng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về bác sỹ Trần Duy Hưng: “Ông là người của nhân dân, vì nhân dân, một trí thức để lại tấm gương sáng cho thế hệ trí thức hôm nay và mai sau noi theo”.
Năm 1999 để tưởng nhớ công lao của vị Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, bác sỹ Trần Duy Hưng người đã 25 năm giữ cương vị trọng trách lãnh đạo thành phố trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt và những tháng năm nỗ lực xây dựng Thủ đô Hà Nội vững mạnh. Thành phố quyết định đặt tên đường Trần Duy Hưng. Đường Trần Duy Hưng dài 1,6km tiếp nối đường Nguyễn Chí Thanh (trong cuộc bình chọn do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức, đây là con đường đẹp nhất Việt Nam năm 2001 và 2003) trục đường Đông Tây của thành phố từ Hồ Tây đến đại lộ Thăng Long, đường Trần Duy Hưng nằm trên một chuỗi dài những con phố xanh mát, thông thoáng, hiện đại, nhộn nhịp, tấp nập suốt ngày đêm.
Lê Nhật Tăng
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Tin mới 24/01/2025 23:09
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04