ASEAN chung sức 10 năm dệt “áo bảo hộ” cho lao động di cư
Ảnh minh họa. |
Sau 10 năm khởi thảo và đàm phán, ASEAN đã đi đến thống nhất, cùng cam kết bảo đảm cho người lao động di cư được thụ hưởng những quyền và lợi ích cơ bản, bảo trợ xã hội, công lý và đối xử nhân đạo. Đồng thuận sẽ thúc đẩy và là kim chỉ nam cho các hoạt động của Ủy ban ASEAN về Lao động di cư (ACMW), hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trong ASEAN liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của nước phái cử và nước tiếp nhận lao động.
Việc ký kết văn kiện này đã phản ánh nỗ lực của ASEAN xây dựng một Cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ngày 13/11, Tổng thống Philippines nói tài liệu này “sẽ củng cố việc bảo vệ xã hội, tiếp cận công lý, đối xử nhân đạo và công bằng, và quyền tiếp cận các dịch vụ y tế” cho các công nhân nhập cư.
Trong nhiều năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã hợp tác với nhau nhằm tăng cường công tác quản lý di cư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư. Có nhiều khuôn khổ và diễn đàn để tạo cơ hội và thúc đẩy việc ban hành các chính sách tốt hơn về phối hợp và đối thoại nhằm tăng cường sự bảo vệ đối với người di cư.
Một số lĩnh vực được tập trung bàn thảo như người di cư cần được thông tin đầy đủ về chi phí và lợi ích của di cư, làm thế nào để bảo vệ bản thân trong suốt quá trình di cư, công nhận tay nghề tương đương đối với những công việc có tay nghề thấp và tay nghề trung bình; tính linh hoạt của chính sách bảo hiểm xã hội; đào tạo và hỗ trợ người di cư trở về, những người có thể sử dụng khoản tiết kiệm và kỹ năng tích luỹ được ở nước ngoài để tăng cường các cơ hội việc làm sau khi về nước và hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong tháng 10 vừa qua, lao động di cư trong nội khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1995-2015, trong đó, Malaysia, Singapore và Thái Lan trở thành trung tâm di cư với tổng cộng 6,5 triệu người, chiếm 96% tổng số lao động di cư trong khối.
Lao động di cư thường có tay nghề thấp, chủ yếu tìm việc trong ngành xây dựng, trồng trọt và làm việc tại gia. Bên cạnh đó, lao động di cư phải đối mặt thách thức như quy trình tuyển dụng kéo dài và tốn kém, không được cung cấp đủ thông tin nên không biết các công việc được trả lương cao.
Theo tính toán, nếu lao động nhập cư tăng 10% thì sẽ kéo theo GDP tăng 1,1%.
Theo An Bình/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22