-->

Áo dài Trạch Xá sống mãi với thời gian

Dạo qua các phố Lương Văn Can hay Cầu Gỗ ở Hà Nội, mọi người sẽ bắt gặp những hiệu áo dài có tên rất giống nhau như Vinh Trạch, Đức Trạch, Phương Trạch, Nghĩa Trạch... Từ “Trạch” ấy xuất phát từ làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Người Trạch Xá dù làm nghề ở đâu cũng đều giữ cốt cách của nghề tổ, nên việc gắn tên làng trên biển hiệu vì lẽ đó.
Rực rỡ sắc màu tại Lễ hội Áo dài 2016

Về thăm Trạch Xá, hình ảnh đầu tiên ai cũng dễ thấy là ngôi đền thờ bà Tổ nghề may khang trang nơi đầu làng. Nghệ nhân may áo dài Tạ Duy Mạnh cũng là quản lý di tích đền thờ cho biết, bà Tổ nghề tên là Nguyễn Thị Sen - là Tứ phi của Vua Đinh Tiên Hoàng. Với sự thông minh, khéo léo và sáng tạo, bà đã dạy cho các cung nữ từng đường kim, mũi chỉ để phát triển nghề may trong cung đình mà trước đây chưa hề có. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại, bà Tứ phi Nguyễn Thị Sen đã đưa các con rời hoàng cung về làng Trạch Xá, truyền dạy nghề may áo dài và áo cung đình cho dân làng. Sau khi bà mất, Vua Lý Công Uẩn thương tiếc, truyền chỉ thị cho dân làng lập đền thờ bà tại đây.

Áo dài Trạch Xá sống mãi với thời gian
Nghệ nhân Nghiêm Văn Đạt và các sản phẩm áo dài.

Từ đó đến nay, cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau, nghề may đã gắn bó với người Trạch Xá và trở thành nghề truyền thống của làng. Trưởng thôn Nghiêm Văn Miến cho biết: “Làng có 500 hộ gia đình thì có khoảng 400 hộ làm may. Từ trẻ con đến người già ai cũng yêu và gắn bó với nghề”. Cũng theo ông Miến, trẻ con trong làng từ 8 tuổi đã được làm quen với việc đơm cúc, thêu áo. Với đứa trẻ sáng dạ, khéo léo, thì tới 15 tuổi đã có thể may được chiếc áo dài đẹp. Các cụ già trong làng rất tâm huyết với nghề, hằng ngày truyền dạy lại bí quyết cho con cháu.

Một trong những nét đặc sắc của làng may áo dài Trạch Xá chính là trong cách thức may. Áo dài ở đây chủ yếu được làm thủ công. Từng tà áo, vạt áo đều được khâu bằng tay mà mũi chỉ vẫn đều tăm tắp. Đa số người ngoài chỉ biết khâu tay ngang thì người dân ở đây khâu tay dọc, bởi đây là kỹ thuật rất khó. Chính vì vậy, áo dài Trạch Xá luôn thướt tha, mềm mại, chứ không cứng và thô như áo dài may bằng máy ở các nơi khác.

Theo nghệ nhân Mạnh, khó nhất là công đoạn may những đường luôn (đường tà), bởi phải khâu tay sao cho “trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện” - nghĩa là phải khâu đường tà thật khéo để khi lật bên trong như giấy dán hồ, còn bên ngoài, mũi chỉ nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng chỉ trắng khâu cho áo màu đen mà cũng không sợ bị lộ đường khâu.

Đặc biệt, những người nghệ nhân lành nghề nơi đây có còn khả năng chỉ cần nhìn dáng người là ước chừng được số đo và kiểu dáng phù hợp với họ. Người dân trong làng vẫn truyền tụng về nghệ nhân Tạ Văn Khuất - người được vinh dự mời vào cung may áo dài cho Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu. Dù phải đứng cách xa hoàng hậu đến 50m, với cách ước lượng chính xác, ông vẫn may được những bộ áo vừa vặn và đẹp mắt. Sau đó, ông được triều đình thưởng rất hậu.

Nghệ nhân Mạnh cho hay: “Ngày xưa, các cụ may áo dài thủ công hoàn toàn, thì mỗi ngày chỉ may được một cái. Hiện nay, với sự trợ giúp của máy móc, một người có thể sản xuất được 5 - 7 chiếc áo dài. Xưa kia, để thành một người thợ giỏi thì phải học từ 5 - 10 năm, còn bây giờ với sự phát triển của xã hội thì thời gian học đã rút ngắn đi nhiều”. Chính vì thế, nhiều người từ khắp nơi trên đất nước đều tìm về làng Trạch Xá để học cách may áo dài mà nay đều đã trở thành chủ những cửa hàng may có tiếng. Họ thường đệm chữ “Trạch” ở biển hiệu để khẳng định thương hiệu may có nguồn gốc từ làng Trạch Xá. Ở Huế, có hẳn một làng tên Phó Trạch là do những dân Trạch Xá vào truyền dạy nghề may.

Tuy nhiên, theo nghệ nhân Mạnh, ở thời phong kiến trước đây, người dân Trạch Xá chỉ truyền nghề cho con trai trong làng để đảm bảo giữ bí quyết truyền thống. Đến thời kỳ kinh tế thị trường, người dân nơi đây đã thay đổi tư duy làm nghề khi truyền dạy nghề cho rất nhiều người nơi khác để nghề may áo dài Việt Nam phát triển.

Áo dài cách tân – một sáng tạo thu hút người trẻ

“Dù đất nước có phát triển đến đâu chăng nữa, dân làng nghề Trạch Xá vẫn quyết tâm giữ vững nghề may với cách thức khâu tay truyền thống. Các nghệ nhân cùng chính quyền địa phương luôn tâm niệm, cần phải giữ gìn cốt cách nghề tổ và mong các cơ quan chức năng đầu tư kinh phí để mở doanh nghiệp lớn nhằm góp phần ổn định kinh tế cho làng nghề” - Trưởng thôn Nghiêm Văn Miến tâm sự.

Hiện nay, áo dài cách tân là một trong những trang phục được giới trẻ rất ưa chuộng. Khác với tà áo dài truyền thống, áo dài cách tân với màu sắc, chất liệu và kiểu dáng đa dạng, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt mà còn giúp người sử dụng thoải mái trong mọi hoạt động. Làng may Trạch Xá chính là nơi khởi nguồn của chiếc áo dài cách tân rất được ưa chuộng hiện nay.

Trao đổi với phóng viên, nghệ nhân Nghiêm Văn Đạt - Chủ nhiệm HTX làng nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá - tự hào chia sẻ: “Vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11.2015 bắt đầu rộ mốt áo dài cách tân do tôi thiết kế. Cái “duyên” này là do người nước ngoài đặt may, nhưng do nhỡ chuyến bay, nên họ không lấy nữa. Từ đó, tôi tung ra thị trường thì được rất nhiều người đón nhận.Trong đó, Công ty Thời trang NEM đã đặt may đầu tiên, rồi được sản xuất ngày càng nhiều với nhiều mẫu mã như hiện nay”.

Theo nghệ nhân Đạt, xưởng may của anh mỗi ngày sản xuất được từ 30 - 50 chiếc áo dài, tiền công may áo dài đẹp, cầu kỳ thì khoảng 400.000 đồng, còn với những áo dài đơn giản thì khoảng 80.000 – 100.000 đồng.

Chia sẻ về chiến lược phát triển làng nghề, chủ nhiệm HTX cho biết: “Tuy là làng nghề truyền thống, nhưng không phải ai cũng sống được với nghề, bởi nghề này như “bắc nước chờ gạo người”. Đa số người làng Trạch Xá đều phụ thuộc vào những đơn hàng trong nội thành gửi về. Các hộ may với tính chất nhỏ lẻ, không có nhà xưởng rộng rãi nên khó nhận được những đơn hàng lớn”.

Phương Bùi

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Xem thêm
Phiên bản di động