-->

An toàn, sáng tạo từ mô hình "chợ kiểu mới"

Theo đánh giá của các chuyên gia, cũng như ý kiến thực tế của người tiêu dùng cho thấy, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chợ đầu mối, siêu thị phải tạm đóng cửa để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thì việc Hà Nội triển khai kịp thời mô hình “Chợ lưu động” là cách làm rất sáng tạo và cần được nhân rộng.
Phát huy hiệu quả mô hình “vùng xanh” an toàn ở quận Tây Hồ Bộ Công Thương đề nghị giảm phí lưu container, lưu kho cho doanh nghiệp Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tiếp sức tuyến đầu chống dịch

Những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không chỉ người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội, mà người tiêu dùng tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, việc hạn chế ra đường, kiểm soát lượng người đến mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị… khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

An toàn, sáng tạo từ mô hình
Chợ lưu động là mô hình mới, sáng tạo giúp cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm cho người dân tại khu vực bị giãn cách, cách ly.

Là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam, thành phố Hà Nội cũng phải gánh chịu những khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh. Đặc biệt, những ngày vừa qua khi dịch Covid-19 đã “tấn công” vào một số chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị trên địa bàn Thành phố như: Chợ đầu mối Phùng Khoang, Long Biên… khiến nhiều chợ, siêu thị phải dừng hoạt động.

Trong khi đó, với việc triển khai Chỉ thị số 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cùng việc thực hiện giãn cách xã hội trên toàn Thành phố đã khiến không ít người dân Thủ đô vất vả trong việc đi chợ. Bởi thực tế, trong thời điểm giãn cách này người dân không thể di chuyển sang các chợ dân sinh lân cận để mua bán, do đó, việc mua thực phẩm gặp nhiều khó khăn.

Trước thực trạng đó, để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm cho người dân; đồng thời giảm áp lực cho các chợ dân sinh, mô hình siêu thị, chợ lưu động nhanh chóng được triển khai trên một số khu vực tại thành phố Hà Nội. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động tại các quận, huyện, thị xã nhằm phục vụ nhu cầu người dân mua sắm, đảm bảo nguồn cung hàng hóa không bị đứt gãy trong mọi bối cảnh, giúp cho người dân yên tâm và thực hiện nghiêm túc yêu cầu giãn cách xã hội.

Cụ thể, tại quận Long Biên, để triển khai mô hình “Chợ lưu động”, hệ thống siêu thị AEON ngay lập tức đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương mở 4 điểm bán hàng lưu động bình ổn giá tại các khu dân cư như: Khu đô thị Việt Hưng, sân chơi phố Bắc Cầu (Ngọc Thụy), phố Đặng Vũ Hỷ (phường Thượng Thanh) và sân bóng đảo Sen. Điều đặc biệt là, tại các điểm bán hàng lưu động của hệ thống siêu thị này, các mặt hàng được niêm yết giá chi tiết và làm mới mỗi ngày.

An toàn, sáng tạo từ mô hình
Tại các chợ lưu động, giá các mặt hàng thực phẩm được niêm yết rõ ràng giúp người dân thoải mái lựa chọn

Tương tự tại quận Cầu Giấy, ngay sau khi chợ Đồng Xa (chợ dân sinh lớn nhất tại phường) phải tạm dừng hoạt động do phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2, Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch ngay lập tức đã bố trí 2 điểm chợ lưu động để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, đặt tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Mai Dịch và sân thể thao B5. Tại 2 điểm chợ này, lực lượng chức năng đã bố trí các gian hàng cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị để phục vụ nhu cầu người dân, cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch được an toàn.

Là người dân trực tiếp bị ảnh hưởng khi chợ Đồng Xa phải đóng cửa để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, cũng như tham gia mua sắm trực tiếp tại chợ lưu động do phường Mai Dịch tổ chức, anh Hà Thanh Tùng, người dân tại phường Mai Dịch cho biết, sau khi có thông tin phát hiện ca F0 tại chợ Đồng Xa và chợ này đã phải đóng cửa để thực hiện các biện pháp phòng dịch, là người dân sinh sống tại địa bàn chúng tôi cũng như rất nhiều người cảm thấy lo lắng vì không biết sẽ phải mua sắm lương thực, thực phẩm ở đâu. Tuy nhiên, chính quyền địa phương ngay lập tức đã vào cuộc kịp thời và mở 2 điểm chợ lưu động phục vụ nhu cầu của người dân, giúp người dân giải tỏa sự lo lắng nhanh chóng.

“Mặc dù các mặt hàng không phong phú như tại chợ Đồng Xa mỗi ngày, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như: gạo, rau, thịt… khá đầy đủ và giá bán không có sự thay đổi nhiều, thậm chí bằng với giá bán tại các siêu thị. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn cho người dân đến mua sắm được triển khai rất kỹ lưỡng như sát khuẩn, đo thân nhiệt khiến nhiều người yên tâm. Trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp như thế này, việc triển khai mô hình chợ lưu động là rất cần thiết. Vừa tuân thủ quy định phòng dịch, mà không phải đi đâu xa chúng tôi vẫn có thể mua đầy đủ sản phẩm giống như tại siêu thị", anh Tùng chia sẻ.

An toàn, sáng tạo từ mô hình
Không chỉ cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu, chợ lưu động còn đảm bảo công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người dân khi đến mua hàng.

Không chỉ triển khai mô hình “Chợ lưu động”, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều quận trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông…chính quyền địa phương đã triển khai mô hình phát thẻ vào chợ cho người dân theo nguyên tắc, chỉ được sử dụng thẻ để vào chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết theo quy định; quy định giờ và ngày ra vào chợ, dùng cho 1 người/lượt. Cùng với đó, khi đến các siêu thị, chợ lưu động, người dân phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bao gồm: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khai báo y tế, đảm bảo giãn cách khi mua hàng.

Chia sẻ về việc hỗ trợ người tiêu dùng thông qua các mô hình “chợ kiểu mới” trong thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, mặc dù ngành Công Thương đang đẩy mạnh mô hình đưa nhu yếu phẩm lên sàn thương mại điện tử và giao hàng tại nhà trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng hình thức này đang bị hạn chế do chính sách kiểm soát chặt chẽ về giao thông. Bởi vậy, việc triển khai các điểm bán hàng lưu động là cần thiết và rất hữu ích, qua đó không chỉ góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống và siêu thị, mà còn bảo đảm an toàn cho người dân khi mua sắm, hạn chế di chuyển và an toàn phòng dịch.

Cùng chung quan điểm với chuyên gia Vũ Vinh Phú, nhiều ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý và ý kiến thực tế của người tiêu dùng cũng cho thấy, việc triển khai kịp thời các mô hình “Chợ lưu động” ở Hà Nội, cũng như các mô hình chợ sáng tạo khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ như: “Đi chợ giùm dân”, “Siêu thị di động kiểu mới”… trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp là mô hình rất sáng tạo và cần được nhân rộng. Đặc biệt, khi đánh giá về mô hình “chợ kiểu mới” Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương cũng cho biết, các mô hình mới này đã góp phần tích cực giúp thị trường ổn định, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân tại các vùng dịch.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động