--> -->

Ẩn họa từ các điểm tập kết phế liệu

Thu mua phế liệu là một trong những hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tuy nhiên mặt trái mà nó để lại cũng không hề nhỏ. Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra khá nhiều vụ việc cháy bãi tập kết phế liệu.
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Giải quyết bài toán môi trường ở làng nghề tái chế phế liệu
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Thủ tướng trả lời chất vấn về cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Cơ sở thu mua phế liệu: Cần trang bị kiến thức phân biệt vật liệu nổ

Vụ việc không chỉ gây thương vong, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh và môi trường. Đáng nói, công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở rất đáng báo động...

an hoa tu cac diem tap ket phe lieu
Nhiều cơ sở thu mua phế liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao . Ảnh: K. Tiến

Tràn lan phế liệu trong “lòng” khu phố

Thu mua phế liệu vốn là nghề đã có từ rất lâu, mấy năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong việc thu gom, phân loại một lượng lớn phế liệu trong khu dân cư, giải quyết việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.

Song, thời gian qua, hoạt động kinh doanh này phát triển một cách tự phát, gây ra nhiều hệ lụy. Nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn hoạt động, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao…

Có mặt tại một số điểm thu mua phế liệu tại phường Mỹ Đình, trên đường Nguyễn Hoàng Tôn hay quận Hoàng Mai chúng tôi đều thấy những điểm thu mua phế liệu nhỏ lẻ, tập trung quanh những dự án đang xây dựng hoặc gần khu dân cư để thuận tiện trong việc thu mua, tập kết phế liệu.

Đáng kể đến là làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) hiện có khoảng 70 hộ thu mua nhựa, 12 hộ kinh doanh phế liệu. Phần lớn trong số những hộ này là phát triển tự phát theo quy mô gia đình, với quy trình sản xuất thủ công. Một số hộ dân còn thu mua cả vật liệu có nguy cơ nổ cao như bình gas, bình oxy cũ. Trong các nhà xưởng, dây điện được mắc tạm bợ, công nhân sản xuất hầu hết là lao động thời vụ, thiếu kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy...

Tương tự làng Triều Khúc, mỗi ngày thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) tiếp nhận hàng chục tấn phế liệu được thu gom từ nhiều nơi. Chủ yếu phế liệu là đồ nhựa đã qua sử dụng.

Do lượng phế liệu quá lớn, nên hầu hết diện tích trống trong làng đều được tận dụng làm nơi tích trữ. Thế nhưng, tất cả các hộ buôn bán phế liệu ở đây đều chủ quan với công tác an toàn khi hầu như không trang bị thiết bị chữa cháy nào. Nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi người dân nơi đây còn đốt các loại phế liệu để lấy kim loại tái chế.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn nhiều cơ sở thu gom phế liệu không bảo đảm an toàn, xen lẫn trong khu dân cư, thậm chí ngay tại các quận nội thành. Tại ngõ 34 phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa), một loạt ngôi nhà tạm bợ được dựng lên làm nơi tập kết phế liệu như nhựa, giấy... và cả các thiết bị dễ cháy, nổ như bình ắc quy, bình gas, linh kiện điện tử. Hay như khu nhà BT4, Khu đô thị Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) trong nhiều năm qua cũng là điểm được người dân thuê lại làm nơi thu mua sắt vụn.

Theo quan sát của phóng viên, phần lớn các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố hiện nay đều của tư nhân, kinh doanh nhỏ lẻ, xung quanh kho kết hợp nơi ở, sát nhà dân. Phế liệu được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, đủ các chủng loại như: Giấy, nylon, sắt, thép, nhựa, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, bình ga … đã qua sử dụng.

Đặc biệt, khi được hỏi về những phương án phòng chống cháy nổ, một cơ sở kinh doanh phế liệu tại Hà Đông (Hà Nội) cho biết, họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm của bản thân trong việc lựa chọn và phân loại vật liệu tại cửa hàng của mình; đồng thời, khẳng định rất khó có nguy cơ gây cháy nổ.

Anh Nguyễn Văn Nam (đường Nguyễn Hoàng Tôn) chia sẻ: “Gia đình tôi ngay gần một cơ sở thu mua phế liệu. Hằng ngày, nhìn hàng trăm kilogam phế liệu được thu hồi, chất đống và không phân loại rõ ràng khiến tôi vô cùng lo sợ nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trước đây, ngay tại cơ sở phế liệu này đã từng xảy ra một vụ cháy nhỏ, tuy nhiên may mắn được người dân dập tắt kịp thời”. Không chỉ riêng anh Nam, rất nhiều những hộ gia đình khác đang sống bên cạnh những cơ sở phế liệu cũng luôn phải sống trong sợ hãi.

Cần siết chặt quản lý hơn nữa

Hàng năm trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy, nổ tại các cơ sở phế liệu. Vào năm 2017, dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ nổ kinh hoàng tại thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) làm 2 người chết, nhiều người bị thương và hàng loạt căn nhà bị san phẳng.

Trước đó vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 19/03/2016, vụ nổ trước cửa số nhà 15 - TT9 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Thủ đô Hà Nội (thu mua phế liệu). Thiệt hại 04 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nặng. Toàn bộ cửa, mái hiên trước, tường bị phá hủy hoàn toàn và những ngôi nhà kế bên hư hỏng nặng. Nguyên nhân do cưa vật liệu nổ…

Những vụ việc nêu trên chỉ là một trong số rất nhiều sự cố cháy nổ liên quan đến các bãi chữa phế liệu trên địa bàn thành phố thời gian qua. Theo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, hầu hết vụ cháy đều xuất phát từ những nguyên nhân chính như chủ cơ sở sử dụng điện không an toàn; nhiều người hút thuốc, “tiện tay” ném ngay xuống bãi phế liệu gây cháy; đun nấu gần khu vực tập kết phế liệu hay hàn cắt phế liệu gây cháy. Điều đáng nói là tại những nơi này, chủ cơ sở hầu như không lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, không trang bị phương tiện chữa cháy cầm tay.

Mặt khác, rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu hoạt động trong ngõ dẫn tới việc xe chữa cháy khó vào, chưa kể có rất ít trụ nước chữa cháy xung quanh cộng với đó việc tập kết phế liệu chất thành đống cao, che bít lối thoát nạn…Khi cháy nổ xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến cháy lan cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Trong khi hậu quả của việc cháy bãi tập kết phế liệu là rất lớn. Nó không chỉ gây thương vong, thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người dân xung quanh và môi trường.

Trước tình trạng trên, đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, sớm có quy hoạch di dời những cơ sở thu mua phế ra khỏi các khu dân cư theo quy định, tránh làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường địa bàn. Mặt khác, việc cấp phép cho các cơ sở thu mua phế liệu phải lấy yếu tố phòng cháy chữa cháy làm điều kiện kiên quyết.

Trước khi cấp giấy phép kinh doanh, các cơ quan chuyên môn nên phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để hướng dẫn cơ sở thu mua phế liệu thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời yêu cầu họ cam kết không để vi phạm tồn tại và tiến hành tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cơ bản cho lực lượng cơ sở, trong đó có những người hoạt động ngành nghề này.

KIM TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Ngày 13/5, Phòng Cảnh giao thông Hà Nội cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản (Vesak) 2025; Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ 13 - 21/5.
Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Ngày 13/5, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn Thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Tình trạng vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là các hành vi như đỗ xe bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh hoặc làm nơi trông giữ xe trái phép, đang trở thành vấn đề nhức nhối tại nhiều đô thị lớn, điển hình là Hà Nội. Những hành vi này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, nhất là đối với người đi bộ và các phương tiện tham gia lưu thông.
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Dịp Lễ 30/4 và 1/5 hằng năm luôn là giai đoạn cao điểm về giao thông trên cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng. Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thông suốt, an toàn cho người dân trong dịp lễ quan trọng này.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Xem thêm
Phiên bản di động