Ăn bánh bị nấm mốc, nguy hại cỡ nào?
Điều gì xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn? | |
Quả hồng “đại kỵ” với những gì? |
Với sự bận rộn như hiện nay, thông thường nhiều người hay mua một số loại bánh như bánh mì, bánh nướng, sandwich,…để dành ăn dần. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà một số người để bánh bị ẩm mốc. Nhiều người tiếc nên dùng bánh bị ẩm mốc này nướng lên sử dụng lại. Nhưng nếu sử dụng những loại bánh bị ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe.
Ăn bánh bị nấm mốc dễ gây hại đến sức khỏe. Ảnh: Internet |
Độ ẩm là điều kiện tốt để nấm mốc phát triển. Nhiều người do bảo quản bánh không tốt nên dễ gây ra nấm mốc. Hiện nay có một số người rất cẩn thận trong việc sử dụng thức ăn, dù chỉ một chút nấm mốc cũng bỏ ngay. Tuy nhiên, có người lại ỷ lại mà vô tư sử dụng một số loại bánh có nấm mốc.
Chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, cho biết, có rất nhiều loại nấm mốc. Có loại sinh độc tố, có loại lại không, có loại gây ngộ độc nặng, có loại gây ngộ độc nhẹ, nhưng thường là nặng, làm hại gan, gây độc thần kinh, xuất huyết, thậm chí gây ung thư. Ở một số loại bánh như bánh mì ổ, bánh sandwich mới ra lò, nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh chết sạch, nhưng ở môi trường ẩm, nấm mốc sẽ nảy sinh.
Độc tố nấm (mycotoxins) thường rất bền với nhiệt, có đem nướng lại bánh mì chẳng ăn thua gì. Nấm khởi sinh từ bề mặt bánh, rồi lan dần vào trong, lan thực sự tới đâu cũng khó biết, chứ không chỉ chỗ nào bánh đổi màu, chỗ đó mới có mốc. Các loại bánh thường xốp, nên mốc dễ len lỏi ‘mọc rễ’…
Nhìn bằng mắt thường rất khó nhận biết mốc này độc hay không độc. Vì vậy nếu bánh nhiễm mốc nên ăn hay bỏ? Đối với bánh mì, nếu bị nhiễm mốc ít, chỉ mới chớm ở khu vực nhỏ, có thể cắt bỏ cách xa chỗ nhiễm khoảng vài phân. Còn với bánh có nhân, có bơ, phó mát… dù nhiễm nhiều hay ít, tốt nhất nên bỏ luôn. Chuyên gia Vũ Thế Thành chia sẻ thêm.
Về vấn đề nấm mốc trong thực phẩm, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM- đã từng chia sẻ, khi thực phẩm bị nấm mốc thì không cách nào loại bỏ bởi bào tử đã nằm sâu bên trong. Muốn an toàn thì không nên dùng. Nếu sử dụng thực phẩm có nấm mốc sẽ dễ dẫn đến nguy cơ ung thư gan, bệnh đường tiêu hóa…. Nấm mốc còn có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn ói,…
Theo Châu Nguyên/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51