Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà
Hướng đi mới trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống Sơn Tây: Làng nghề mộc Vạn An được công nhận Làng nghề Hà Nội |
Tinh hoa nghề chạm khắc gỗ truyền thống
Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng của huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc. Từ một xã thuần nông, sẵn nghề làm gỗ truyền thống, người dân nơi đây đã “biến” thế mạnh này để phát triển kinh tế. Trải qua thời gian, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng dần tạo được thương hiệu trên thị trường. Các nghệ nhân ở Thiết Úng truyền thụ nghề cho người dân các xã lân cận, theo đó nghề mộc lan tỏa khắp xã Vân Hà, dần tạo được bản sắc, dấu ấn.
Hiện, sản phẩm đồ gỗ của làng đa dạng về chủng loại từ nội thất đến các bức tượng, tranh phù điêu... Các mặt hàng được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Sản phẩm gỗ nơi đây có tính cạnh tranh, một số sản phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố và khu vực.
Làng nghề Thiết Úng nổi tiếng với những tác phẩm độc đáo được tạo nên từ đôi tay tài hoa. |
Bà Đỗ Thị Liễu (chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Lợi Thế) chia sẻ: “Để làm ra một sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ, trước hết phải xử lý gỗ. Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm đồ gỗ cao cấp chủ yếu là gỗ trắc, ngoài ra còn có gỗ hương, đảm bảo độ bền, độ chắc, ít bị nứt, thớ gỗ phải mịn. Công đoạn tiếp theo là phân chia những cây gỗ lớn thành các thanh gỗ có kích thước phù hợp với từng loại sản phẩm. Đây là công đoạn quan trọng nhất, thể hiện sự kinh nghiệm, khéo léo của các nghệ nhân bởi nếu phân chia không chuẩn thì sản phẩm sẽ có chỗ thừa, chỗ thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Những thanh gỗ sau khi phân chia xong, người thợ sẽ tiến hành đục đẽo để tạo ra những bức tượng, các hoa văn, họa tiết trang trí nghệ thuật. Riêng với những khúc gỗ có vân, người thợ phải khai thác tối đa những nét đẹp của đường vân đó để tạo nên những tác phẩm đẹp, có giá trị”.
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sự cạnh tranh từ các làng nghề làm mộc nổi tiếng khác, làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng có, không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các quốc gia có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu…Nhiều sản phẩm gỗ mỹ nghệ nơi đây được công nhận sản phẩm OCOP.
Chia sẻ về sự khác biệt riêng có của làng nghề, nghệ nhân Đào Đình Tâm cho biết: “Khác với số đông những nghề làm gỗ nổi tiếng của miền Bắc, làng nghề Thiết Úng mang đặc trưng riêng có nhờ nét độc đáo trong mỗi tác phẩm. Khó nhất khi làm tượng là làm khuôn mặt, tất cả chi tiết, họa tiết trang trí từ ánh mắt, đôi môi, nụ cười... người thợ phải điêu khắc để toát lên được sự đồng bộ, hài hoà, mềm mại và sinh động. Một điểm riêng biệt nữa là mỗi cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Thiết Úng đều có những bí quyết và chuyên sản xuất về mỗi dòng sản phẩm riêng, có nhà chuyên làm tượng, nhà lại chỉ chuyên làm rồng phượng cho các đình, chùa”.
Bảo tồn và phát triển hài hòa giá trị làng nghề
Trong dòng chảy của nền kinh tế thị trường, những sản phẩm tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao từ đôi bàn tay của các nghệ nhân nơi đây không tránh khỏi bị cạnh tranh bởi các sản phẩm được làm bằng máy, sản xuất nhanh. Từ đó, bài toán về việc giữ gìn bản sắc làng nghề truyền thống nơi đây đang khiến chính quyền địa phương, người dân trăn trở. Điều đó đặt ra cho các gia đình làm nghề bài toán vừa theo xu thế hiện đại, vừa phải giữ gìn tinh hoa của làng nghề truyền thống.
Chia sẻ về những trăn trở trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của làng, bà Đỗ Thị Liễu, người gắn bó hơn 30 năm với nghề chia sẻ: “Mỗi tác phẩm đều thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo và chứa đựng tình yêu của người thợ. Để trở thành người thợ điêu khắc gỗ mỹ nghệ thành thạo, tạo ra được nhiều sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng là cả một quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người thợ. Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển, máy móc đã dần thay thế con người trong các công đoạn sản xuất sản phẩm. Lợi thế của các sản phẩm chế tác bằng máy là giá thành rẻ, tốn ít công sức, nhiều bạn trẻ tại thôn Thiết Úng đã lựa chọn chế tác các sản phẩm gỗ mỹ nghệ bằng máy. Tuy nhiên điều này khiến cho việc gìn giữ những giá trị của nghề thủ công truyền thống của làng nghề Thiết Úng có tương lai bị mai một”.
Để gìn giữ và bảo tồn giá trị truyền thống của nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ, trong những năm trở lại đây, làng nghề Thiết Úng đã chú trọng đào tạo nghề cho thế hệ trẻ. Các hoạt động định hướng, truyền dạy nghề tại chỗ cho thế hệ trẻ song song với học văn hóa tại các trường trên địa bàn được chú trọng triển khai. Làng nghề cũng chú trọng đẩy mạnh công nghệ 4.0 trong thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội...
Cùng với đó, các hộ sản xuất tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và thiết kế mẫu sản phẩm phong phú, phù hợp nhu cầu, thị hiếu khách hàng; tăng cường tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; tham gia các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thi thiết kế mẫu sản phẩm du lịch thành phố Hà Nội và quốc gia.
Cùng với công tác thông tin tuyên truyền gìn giữ, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, làng nghề Thiết Úng còn thường xuyên tổ chức các sự kiện, tham gia các hội chợ, triển lãm của huyện Đông Anh và thành phố Hà Nội nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới đông đảo du khách. Hàng năm từ ngày 11 - 15 tháng Giêng, lễ hội làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng được tổ chức với đầy đủ các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, không gian trưng bày sản phẩm làng nghề,...Tại đây, những người làm nghề được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm gìn giữ và phát triển hơn nữa nghề thủ công của làng.
Ngoài phát triển nghề truyền thống, Thiết Úng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Cùng với các sản phẩm truyền thống, nhiều sản phẩm quà tặng, lưu niệm được các nghệ nhân nơi đây sản xuất để phục vụ nhu cầu của du khách. Sản phẩm quà tặng bằng gỗ được khắc chữ, tên, logo hay hình ảnh đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Bên cạnh đó, nơi đây vẫn còn gìn giữ được hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú, như cụm di tích đình Thiết Úng, chùa làng cùng những kiến trúc cổ trong làng. Với mong muốn quảng bá cho du lịch làng nghề, thời gian qua huyện Đông Anh đã triển khai rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng để Thiết Úng phát triển du lịch theo mô hình làng nghề ven đô, qua đó tạo sức hút để du khách đến với làng ngày một nhiều hơn.
N. Hoài - N.Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17