-->

5 xu hướng chính định hình thế giới năm 2022

Theo CNET, năm 2022 thế giới sẽ bị chi phối bởi nhu cầu thay đổi và thích ứng với thực tế mới, đặc biệt là về công nghệ, tài chính…
Bài học từ đại dịch Covid-19 năm 2021 sẽ giúp thế giới vững vàng hơn trong năm tới

Ngay cả trước khi các sự kiện quan trọng của năm 2020 và 2021 xảy ra, các mảng kiến tạo về văn hóa, xã hội và công nghệ đã và đang dịch chuyển, góp phần định hình lại thế giới. Đại dịch đã đẩy nhanh sự thay đổi này và làm phức tạp thêm tình hình.

1. Đại dịch và tương lai y tế

Dịch Covid-19 xuất hiện đã khiến cả thế giới bất ngờ và không kịp trở tay. Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đại dịch vào ngày 11/3/2020, rất ít người nghĩ rằng các biện pháp hạn chế như phong tỏa, giãn cách cùng sự gián đoạn về hoạt động và nguồn cung có thể kéo dài đến 2 năm. Khi nhiều nước đang chuẩn bị trở về trạng thái bình thường vào giữa năm 2021, sự xuất hiện của biến thể Delta, sau đó là biến thể Omicron đã gây ra nhiều thách thức mới.

Nhiều người hy vọng Covid-19 sẽ sớm trở thành bệnh đặc hữu. Ảnh minh họa: AP.
Nhiều người hy vọng Covid-19 sẽ sớm trở thành bệnh đặc hữu. Ảnh minh họa: AP.

Liệu năm 2022 có phải là năm Covid-19 chuyển từ đại dịch sang một loại bệnh đặc hữu hay không? Đây là điều mà tất cả mọi người đều hy vọng, nhưng chắc chắn thế giới sẽ không bao giờ có thể quay trở lại thời điểm như trước năm 2019. Năm 2022, nhiều quốc gia sẽ theo mô hình ở một số nước châu Á – nơi người dân có thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng khi họ bị ốm hoặc suy giảm miễn dịch.

Hệ thống y tế cũng sẽ có nhiều thay đổi sau đại dịch. Chẳng hạn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người quen với việc thăm khám sức khỏe trực tuyến. Bên cạnh đó, vaccine Covid-19 cũng sẽ thay đổi công cuộc nghiên cứu và phát triển vaccine hoặc các liệu pháp điều trị bệnh tiềm năng khác. Nếu như trước đây phải mất khoảng 1 thập kỷ để điều chế một loại vaccine mới, thì hiện giờ các công ty có thể chỉ cần 10 tháng, nhờ công nghệ di truyền và công nghệ mRNA. Đây có thể là một trong những bước đột phá về y học quan trọng nhất của thế kỷ này.

2. Làm việc từ xa và “đại khủng hoảng lao động”

Nơi làm việc và trường học có lẽ là những nơi bị gián đoạn nhiều nhất trong đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục đóng cửa trường học và áp dụng hình thức học trực tuyến, trong khi nhiều nước mở cửa trở lại một cách dè dặt, hạn chế số lượng học sinh, đảm bảo việc giãn cách.

Xu hướng làm việc từ xa sẽ phổ biến hơn trong năm 2022. Ảnh: CNN
Xu hướng làm việc từ xa sẽ phổ biến hơn trong năm 2022. Ảnh: CNN

Người dân cũng làm quen với việc làm việc từ xa, thậm chí cảm thấy họ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình thông qua hình thức này. Nhiều nhân viên đã di chuyển về gần gia đình hơn hoặc rời xa trung tâm thành phố để tận hưởng bầu không khí trong lành.

Một số công ty hoặc tổ chức cũng ưa thích hình thức này vì điều đó giúp họ tiết kiệm đáng kể chi phí thuê mướn địa điểm làm việc, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.

Xu hướng đáng ngạc nhiên nhất nhiều khả năng tiếp tục gia tăng trong năm 2022 là làm sóng nghỉ việc ồ ạt. Thế giới đang trải qua một cuộc "đại khủng hoảng lao động" (The Great Resignation) do ngày càng có nhiều lao động tự nguyện nghỉ việc hoặc nhảy việc sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố tháng 12 cho thấy, số người nghỉ việc tại nước này vẫn ở mức cao kỷ lục dù nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại.

“Đại khủng hoảng lao động” là một xu hướng không thể tránh khỏi sau thời gian dài tâm lý người lao động bị đặt lên bàn cân giữa công việc và cuộc sống. Làn sóng này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều giải pháp giữ chân nhân viên, cũng như nâng cao năng suất làm việc.

3. Biến động tiền tệ và tài chính cá nhân

Lĩnh vực tiền tệ và tài chính cá nhân sẽ có nhiều thay đổi lớn. Tình trạng lạm phát đã gia tăng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, với mức đỉnh điểm 6,8% vào tháng 11 vừa qua. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1982. Theo dự báo, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát sẽ giảm về mức khoảng 2% vào giữa năm 2022, còn với các nền kinh tế đang phát triển lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 4%. Thị trường chứng khoán sẽ có những biến động lớn và một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu các cổ phiếu công nghệ sẽ chấm dứt thời kỳ huy hoàng hay vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Đồng Bitcoin. Ảnh: Coinmarketcap
Đồng Bitcoin. Ảnh: Coinmarketcap

Tiền điện tử đã và đang phá vỡ các đỉnh cao mới, đồng thời thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Ở một số thời điểm trong năm 2021, ứng dụng trao đổi tiền điện tử Coinbase đã vượt qua TikTok và YouTube trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong App Store của Apple. Một số người coi Bitcoin - tiền điện tử phổ biến nhất thế giới như một công cụ chống lạm phát. Nhiều chính trị gia, vận động viên thậm chí đã bắt đầu nhận tiền lương của họ qua hình thức chi trả bằng Bitcoin vào năm 2021.

4. Chạy đua chinh phục không gian và du lịch dũ trụ

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2022 có lẽ là cuộc chạy đua khám phá không gian vũ trụ. Trung Quốc và Nga đang hợp tác xây dựng một trạm vũ trụ Mặt Trăng (vào năm 2030) và đưa robot lên một tiểu hành tinh (vào năm 2024). Không chịu kém cạnh, NASA đã công bố danh sách 10 thành viên thuộc thế hệ phi hành gia sẽ chinh phục Mặt Trăng và có lẽ cả sao Hỏa trong thời gian tới.

Cuộc chạy đua khám phá không gian vũ trụ ngày càng nóng hơn.Ảnh: Pinterest
Cuộc chạy đua khám phá không gian vũ trụ ngày càng nóng hơn. Ảnh: Pinterest

Các công ty vũ trụ tư nhân SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic đều đã đưa phi hành đoàn dân sự vào không gian vào năm 2021. Tất cả đang vẽ ra một tương lai đầy triển vọng của ngành du lịch vũ trụ. Tham vọng này sẽ lớn hơn vào năm 2022.

5. Xe điện chiếm lĩnh thị trường, thay xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Những chiếc xe điện hoặc phương tiện thân thiện với môi trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố, sẵn sàng cho sự bùng nổ vào năm 2022 sau khi đạt được nhiều bước tiến lớn vào năm 2021. Anh sẽ ngừng mua các phương tiện chạy bằng phương tiện hóa thạch vào năm 2030, Mỹ dự định thực hiện bước đi tương tự vào năm 2035 và một liên minh gồm nhiều quốc gia cũng đặt mục tiêu đến năm 2040 chấm dứt sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Xe điện sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường. Ảnh: CNBC
Xe điện sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường. Ảnh: CNBC

Công ty sản xuất xe điện Tesla Motors của tỷ phú Elon Musk dự đoán mẫu xe SUV chạy điện Tesla Model Y với kiểu dáng nhỏ gọn sẽ trở thành phương tiện bán chạy nhất trên toàn thế giới vào năm 2022. Giá thành của xe chạy bằng xăng ở thời điểm hiện tại dự kiến sẽ giảm mạnh trong những năm tới khi mọi người chuyển từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện./.

Theo Hồng Anh/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/5-xu-huong-chinh-dinh-hinh-the-gioi-nam-2022-post914687.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Rạng sáng 21/1 (theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 sau 4 năm rời xa chính trường.
Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump

Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump

(LĐTĐ) Vào 12h trưa ngày 20/1 theo giờ Mỹ (rạng sáng ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức diễn ra tại Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) ở thủ đô Washington. Với sự kiện đặc biệt này, ông Donald Trump sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

(LĐTĐ) Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt vào lúc 10h33 ngày 15/1 (8h33 giờ Hà Nội).
Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD

Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD

(LĐTĐ) Nguy cơ cháy rừng ở California dự kiến tiếp tục nghiêm trọng trong những ngày tới do tình trạng thời tiết khô và gió giật mạnh. Giới chức Los Angeles yêu cầu cư dân tránh xa khu vực trong diện sơ tán.
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

(LĐTĐ) Theo TTXVN, tính đến 15h30 chiều 7/1, ít nhất 95 người đã tử vong và 130 người bị thương do động đất.
Động đất ở Tây Tạng, khoảng 53 người bị thiệt mạng

Động đất ở Tây Tạng, khoảng 53 người bị thiệt mạng

(LĐTĐ) Trận động đất mạnh 6,8 độ richter làm rung chuyển chân núi phía bắc dãy Himalaya, gần một trong những thành phố linh thiêng ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Xem thêm
Phiên bản di động