3 năm, bồi thường oan sai 40 tỷ Đồng: “Không thể lấy tiền của dân để bồi thường”
Án oan sai: Không thể kết luận bừa… | |
Giải pháp giảm án oan sai: Cần nâng cao vị thế của luật sư | |
Không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm mới đúng là cán cân công lý |
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) việc kết án oan người vô tội trong tố tụng hình sự sẽ ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của công dân. Nhưng điều bức xúc nhất là việc bồi thường thiệt hại diễn ra quá chậm và cầm chừng. Tâm lý người dân bị oan vốn đã rất nặng nề, nhưng dường như tâm lý của cơ quan tố tụng còn nặng nề hơn. Việc phải thừa nhận làm sai là điều quá khó đối với các cơ quan tố tụng, vì phải qua các quy trình, thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian. Chính tâm lý này dẫn đến việc bồi thường oan, sai không kịp thời.
Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước, kể từ khi người bị oan có đơn yêu cầu bồi thường đến khi hòa giải ra quyết định bồi thường tối đa là 80 ngày. Nhưng qua giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có vụ kéo dài đến 9 năm vẫn chưa giải quyết xong.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm chịu án vừa được tòa án công bố bồi thường 7,2 tỷ đồng |
Điều đáng nói, theo đại biểu Huỳnh Nghĩa, chỉ trong vòng 3 năm 2011 - 2014, các cơ quan tố tụng hình sự phải bồi thường trên 40 tỷ đồng, trong đó, ngành công an bồi thường 450 triệu đồng, ngành kiểm sát bồi thường 11 tỷ đồng, ngành tòa án bồi thường gần 28 tỷ đồng. Những con số trên cho thấy năng lực của bộ phận, đội ngũ cán bộ của ngành tố tụng còn yếu ở khâu điều tra, truy tố xét xử.
Vì vậy, đai biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị, 3 ngành xem xét, kiên quyết điều chỉnh những người có năng lực yếu, trình độ kém, đã làm oan người vô tội ra khỏi bộ máy tố tụng; từ đó, lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt để thay thế vào vị trí này. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trực tiếp làm oan, sai theo đúng quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV, đại biểu Bùi Thu An (Hà Nội) cho rằng, cá nhân, tổ chức trực tiếp liên quan tới vụ việc là người phải chịu trách nhiệm chính, cao nhất về vật chất, tinh thần đã gây ra đối với người bị kết án oan. Nếu không làm rõ trách nhiệm người gây ra oan sai, rất dễ trở thành tiền lệ cho những án oan, sai phát sinh. Việc đền bù án oan sai không phải cứ lấy tiền của nhà nước do dân đóng thuế ra mà chi trả. |
Việc pháp luật quy định bồi thường án oan sai là một tín hiệu tốt để xây dựng lòng tin cho dân. Nhưng nếu cứ xảy ra án oan sai, để rồi lấy tiền nhà nước đi đền bù sẽ khó chấp nhận. Thế nên, trao đổi với PV, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, cá nhân, tổ chức trực tiếp liên quan tới vụ việc là người phải chịu trách nhiệm chính, cao nhất về vật chất, tinh thần đã gây ra đối với người bị kết án oan. Nếu không làm rõ trách nhiệm người gây ra oan sai, dễ trở thành tiền lệ cho những án oan, sai phát sinh.
Việc đền bù án oan sai không phải cứ lấy tiền của nhà nước do dân đóng thuế ra mà chi trả. Dân đóng thuế không phải để đền bù cho những thiệt hại do bản thân người có trách nhiệm gây ra, cho dù đó là lỗi vô ý hoặc cố ý.
Đại biểu đề nghị: Người nào gây ra hậu quả oan, sai thì người đó phải bỏ tiền túi ra đền bù đúng số tiền nhà nước đã bỏ ra chi trả cho người bị oan sai, để họ có trách nhiệm hơn với công việc. Còn ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, năm 2014 cả nước vượt thu 80 ngàn tỷ đồng, nhưng ngân sách vẫn khó khăn, Chính phủ chỉ tiến hành tăng lương cho một số đối tượng, vậy mà hàng năm phải bỏ ra lượng tiền khá lớn để chi trả cho án oan sai, thật khó chấp nhận.
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc bồi thường án oan sai do nhà nước chi trả hầu hết quốc gia nào cũng làm như vậy. Không nước nào bắt người thi hành công vụ để xảy ra án oan sai móc tiền túi ra đền. Vì những người thực thi công vụ đều là những công chức nhà nước, họ nhân danh nhà nước làm công tác điều tra, xét xử, công tố… nên xảy ra án oan sai nhà nước phải bỏ tiền ra đền.
Theo ông, điều cần lưu ý là khi thực hiện việc đền bù thiệt hại nên để cơ quan độc lập đứng ra tính toán. Ví dụ Bộ Tư pháp thay cho tòa án lên dự toán chuyển sang Bộ Tài chính duyệt. Còn xét về đại cục, để tránh xảy ra tình trạng án oan sai bên cạnh việc nâng cao nghiệp vụ các cơ quan chuyên môn cần đặc biệt lưu ý đến khâu tuyển dụng đội ngũ thực thi công vụ.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22