-->

Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, vị trí, vai trò là “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước”, thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã vững vàng vượt qua gian khó, tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét. Tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã có những đóng góp quan trọng vào thành tích chung ấy. Trong không khí Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII - ngày hội lớn của CNVCLĐ Thủ đô, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có những chia sẻ về vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô và gợi mở hướng đi trong thời kỳ mới.
Vững vàng vượt qua thử thách, đồng tâm hiệp lực xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Khơi dậy và phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng để hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô Mục tiêu xa hơn, khát vọng lớn hơn

Phóng viên: Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và giai cấp công nhân hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng và hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã luôn quan tâm, lãnh đạo toàn diện tổ chức, hoạt động Công đoàn và sự phát triển của đội ngũ CNVCLĐ, cụ thể bằng những chủ trương, chính sách gì, thưa đồng chí?

Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn  hiến - Văn minh - Hiện đại”
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam và người lao động, Công đoàn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của đất nước. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 đã có quy định về Công đoàn Việt Nam tại Ðiều 10. Đến các bản Hiến pháp năm 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 đều có một Điều riêng quy định về tổ chức Công đoàn Việt Nam. Điều này cho thấy vị trí, vai trò cũng như sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Cùng với cả nước, Thành ủy Hà Nội luôn quan tâm, lãnh đạo toàn diện tổ chức, hoạt động Công đoàn và sự phát triển của đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô. Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 4/4/2008, để triển khai thực hiện Nghị quyết với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình của Thủ đô.

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động của tổ chức Công đoàn, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Với quyết tâm đưa Nghị quyết sớm đi vào thực tế cuộc sống ở Thủ đô, đúng vào Ngày kỷ niệm 92 năm thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/2021), Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35/KH-TU về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị. Trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô vững mạnh toàn diện, có năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; chủ động thích ứng và linh hoạt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; để Công đoàn Thủ đô thực sự là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ Thành phố; là cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân, viên chức và người lao động; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, Thành ủy Hà Nội đã bám sát chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố, luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, toàn diện, có trọng tâm đối với hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ của Thủ đô.

Phóng viên: Đáp lại sự quan tâm và kỳ vọng đó, Công đoàn cùng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 có nhiều gian khó. Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong thời gian qua?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 250 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với trên 2,7 triệu lao động; trong đó có 9.208 Công đoàn cơ sở với 664.031 đoàn viên Công đoàn làm việc, sinh sống. Có thể khẳng định, cùng với tổ chức Công đoàn Việt Nam và lực lượng CNVCLĐ cả nước, các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội đang có sự tiếp nối xứng đáng với truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có rất nhiều khó khăn, thử thách do các yếu tố chủ yếu như đại dịch Covid-19, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina, tình trạng khó khăn về kinh tế vĩ mô toàn cầu do lạm phát, tăng lãi suất... Trong bối cảnh đó, Các cấp Công đoàn Thủ đô đã linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động. Nhờ đó, hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều dấu ấn, khẳng định vai trò, vị trí trong sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.

Nhìn lại 5 năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện trên các mặt công tác. Năm 2022, Thành phố đã hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch và tiếp tục đứng đầu cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 tăng 8,89% (cả nước tăng 8,02%); GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%). Quy mô GRDP của Hà Nội năm 2022 theo giá hiện hành đạt 1.196 nghìn tỉ đồng (khoảng 50 tỉ USD). Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng dần, phù hợp yêu cầu phát triển bền vững. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng. Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước được đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 290 nghìn tỉ đồng, bằng 82,2% dự toán, tăng 25,4% so với cùng kỳ (trong đó thu nội địa đạt 272,3 nghìn tỷ đồng chiếm 93,9%). Cùng với đó, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hiệu quả các hoạt động đối ngoại được nâng cao. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị tiến bộ vượt bậc, diện mạo Thủ đô đổi mới, văn minh, hiện đại. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín và đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước…

Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn  hiến - Văn minh - Hiện đại”
Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện. Trong đó, có đóng góp quan trọng của đội ngũ CNVCLĐ.

Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ nhất là lực lượng công nhân lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyện tài, hàng ngàn công nhân lao động trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây chính là “nguồn của cải vô giá” đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Cùng với đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã làm tốt chức năng cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 2.821 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% kế hoạch), phát triển mới 206.227 đoàn viên Công đoàn (vượt 23,6% kế hoạch). Hàng năm 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 74% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động. Hoạt động thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể được tập trung chú trọng, có nhiều đổi mới và phát huy hiệu quả tích cực. Trong 5 năm qua, đã ký mới 2.449 bản Thỏa ước lao động tập thể, tăng 296% so với đầu nhiệm kỳ. Đến nay, có 3.699 bản (đạt tỷ lệ 75,5%), trong đó Thoả ước lao động tập thể loại A đạt 46%. Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã đẩy mạnh việc khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể của tổ chức Công đoàn. Trong 5 năm, có 75 bộ hồ sơ Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) được Tòa án tiếp nhận; qua thủ tục thông báo khởi kiện của tổ chức Công đoàn đã có 121 doanh nghiệp trả hết nợ BHXH, 177 doanh nghiệp tự giác nộp một phần số nợ, với tổng số tiền thu nợ đọng BHXH là 115 tỉ đồng.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình CNVCLĐ ở Thủ đô, Công đoàn Thành phố đã chủ động đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Thành phố xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống việc làm của CNVCLĐ. Trước những khó khăn đó, Công đoàn Thành phố đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình tư tưởng CNVCLĐ, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, chăm lo, tạo niềm tin, động viên khích lệ người lao động tích cực hăng hái thi đua lao động sản xuất. Các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, như: Chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, thiết lập “Đường dây nóng hỗ trợ Công nhân”, “Tổ an toàn Covid-19”… qua đó đã hỗ trợ công tác phòng dịch, tiếp nhận thông tin; vận chuyển, hỗ trợ kịp thời 90.000 “Túi An sinh Công đoàn” đến với CNVCLĐ gặp khó khăn trong dịch bệnh. Riêng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các cấp Công đoàn Thủ đô đã trích từ ngân sách công đoàn và vận động nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 100 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho trên 120.000 đoàn viên, người lao động; thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu; ủng hộ Quỹ Vắc xin và công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ bữa ăn ca “3 tại chỗ”… qua đó ổn định tình hình quan hệ lao động, trật tự an toàn xã hội, cùng Thành phố hoàn thành tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Một nỗ lực rất đáng ghi nhận nữa của tổ chức Công đoàn Thủ đô là công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Trong 5 năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 2.670 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với 191.434 đoàn viên, đạt 188% so với chỉ tiêu được giao. Thành ủy Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong 5 năm vừa qua.

Phóng viên: Bước vào nhiệm kỳ mới, Công đoàn Thủ đô sẽ có nhiều thuận lợi, thời cơ, song tình hình dự báo cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đồng chí có thể gợi mở định hướng hoạt động để tổ chức Công đoàn Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống, gặt hái thêm nhiều thành tích, qua đó góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Hiện nay, trình độ chuyên môn tay nghề của CNVCLĐ Thủ đô đã có rất nhiều tiến bộ. Song cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ sẽ tác động sâu sắc đến sản xuất, đời sống, việc làm của người lao động. Cùng với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các Hiệp định tự do thế hệ mới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tác động lớn tới việc làm, đời sống, quan hệ lao động và tổ chức Công đoàn. Chính vì vậy, Công đoàn phải không ngừng đổi mới và nỗ lực vươn lên, nâng cao chất lượng, phương thức, hiệu quả hoạt động, phát huy mạnh mẽ vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ cho CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Thành phố luôn đặt mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa của công nhân gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao chất lượng, hiệu quả, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho công nhân lao động. Thúc đẩy việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Trên cơ sở đó xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng các doanh nghiệp nói riêng và thủ đô nói chung phát triển ổn định và bền vững.

Xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn thực sự phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hoạt động của cả hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm kỳ mới, tôi mong muốn các cấp Công đoàn và công nhân lao động toàn Thành phố sát cánh cùng chính quyền đồng cấp chung sức, đồng lòng, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Thành phố góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Công đoàn phải chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho CNVCLĐ, nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp. Tăng cường nắm bắt tình hình, diễn biến từ cơ sở để chủ động và phối hợp tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn các hoạt động, đặc biệt là các phong trào thi đua lao động giỏi, sáng kiến sáng tạo. Tăng cường giới thiệu để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những cán bộ, đoàn viên công đoàn ưu tú, xuất sắc.

Với kết quả đáng tự hào đã đạt được, bước sang nhiệm kỳ mới, tôi hy vọng rằng tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, năng động, sáng tạo xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, nỗ lực phấn đấu, góp phần hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động - lực lượng tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân và tình cảm tin yêu của cả nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Công (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco, hoạt động Công đoàn luôn được chú trọng và ngày một đi vào chiều sâu. Đặc biệt, thời gian qua các phong trào thi đua do Công đoàn phát động đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sau những ngày Tết đoàn viên sum họp với gia đình, hôm nay ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), 400 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức 7 chuyến xe đón quay trở lại Hà Nội làm việc thuận lợi, an toàn.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; chăm lo đời sống vật chất tinh thần; đồng thời phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, là những nhiệm vụ cốt lõi đã và đang được các cấp Công đoàn quận Đống Đa triển khai thực hiện hiệu quả.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tổ chức phát động phong trào thi đua tới toàn thể đoàn viên, người lao động với chủ đề thi đua: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Xem thêm
Phiên bản di động