--> -->

Xem xét mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các đại biểu thảo luận sôi nổi về việc mở rộng thực hiện dân chủ cơ sở cũng như thành lập Ban thanh tra nhân dân ở các loại hình doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng Đề nghị có quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng khi mua, bán, cho thuê bất động sản Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Xem xét mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại nghị trường. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng tình mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ

Đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng) nhất trí việc dự thảo Luật quy định về việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động với các nội dung: người lao động biết, người lao động bàn, người lao động làm, người lao động kiểm tra, người lao động giám sát và người lao động thụ hưởng.

“Việc có một đạo luật điều chỉnh thống nhất thực hiện dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở là rất cần thiết. Tôi thống nhất luật này cần điều chỉnh vấn đề thực hiện dân chủ ở cả 3 loại hình cơ sở là ở xã, phường, thị trấn; ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng, bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, nhiệm vụ của dự thảo Luật này là thể hiện đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi trong việc áp dụng để tránh gây xáo trộn không cần thiết cho hoạt động thường nhật của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Xem xét mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Đại biểu Tô Ái Vang tán thành việc quy định thành lập Ban thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng thời, đại biểu Tô Ái Vang cũng tán thành việc quy định thành lập Ban thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở, kể cả các tổ chức có sử dụng lao động khu vực ngoài công lập. Theo đại biểu, điều này nhằm phát hiện từ sớm những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để cảnh báo, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Qua đó, góp phần tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các tổ chức có sử dụng lao động, bảo vệ quyền dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) thống nhất với phương án quy định chung về thực hiện dân chủ ở cả 3 loại hình là ở xã, phường, thị trấn; ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tất cả các loại hình doanh nghiệp cũng như là tổ chức có sử dụng lao động nói chung, để bảo đảm tính bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đồng thời là có thêm những yêu cầu khác đối với từng loại hình doanh nghiệp và có quy định riêng tùy theo yêu cầu quản lý.

“Tuy nhiên, ở chương IV quy định về thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động, như là người lao động tham gia ý kiến, người lao động bàn và quyết định một số nội dung, người lao động kiểm tra, giám sát, tôi đề nghị cần bổ sung thêm nguyên tắc việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động không được làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức có sử dụng lao động.

Bởi vì, nếu không quy định nguyên tắc này thì trong thực thi các quyền nếu bị lạm dụng thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và có thể sẽ tạo ra những rủi ro trong quá trình thực hiện khi doanh nghiệp chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”, đại biểu nói.

Đề nghị không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp ngoài nhà nước

Tán đồng phạm vi điều chỉnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, với các doanh nghiệp khác đều đang thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Công đoàn và các quy định, nghị định của Chính phủ.

Theo đại biểu, hoạt động sản xuất kinh doanh của tư nhân là hoạt động có quy định riêng, thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, theo Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động đã quy định rất cụ thể, rất rành mạch, rõ ràng về chế tài nếu chủ doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động đối với công nhân, đối với người có hợp đồng lao động.

Đại biểu cũng đồng tình có Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, và đề nghị không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Xem xét mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị không mở rộng phạm vi của dự án Luật với doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Việt Nam có một hệ thống pháp luật lao động khá đầy đủ và đang vận hành tốt. Những gì cần bổ sung, sửa đổi để bảo vệ người lao động tốt hơn thì chúng ta bổ sung, sửa đổi pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và pháp luật liên quan khác, không quy định trong luật này.

“Tôi e rằng, nếu luật này có những quy định can thiệp vào quan hệ lao động và thị trường lao động ở mức độ sâu hơn, nhiều hơn so với các thể chế hiện hành về quan hệ lao động và quan hệ doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đến hoạt động quản trị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng tôi xin kiến nghị nếu như Quốc hội cũng quyết định áp dụng luật này đối với doanh nghiệp thì tôi đề nghị không áp dụng đối với doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh ngoài nhà nước để tránh những hệ lụy như trên”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Chính phủ sẽ hướng dẫn phù hợp

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo phát biểu giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất đây không phải là một vấn đề mới.

Xem xét mở rộng phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

“Các nội dung này đều được đánh giá rất kỹ lưỡng, có thể nói không làm thay đổi bản chất của quan hệ lao động, không làm mâu thuẫn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Bộ luật Lao động và có thể nói là cũng không làm ảnh hưởng đến vấn đề liên quan đến lao động và quyền con người”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng bày tỏ “vấn đề này các đại biểu chia sẻ cho, chúng tôi đã đánh giá, đã xem xét và đã đối chiếu rất kỹ lưỡng. Thực tiễn nếu thực hiện tốt việc thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động theo hướng như dự thảo Luật đang đề xuất thì sẽ thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, hợp tác và phát triển”.

Đồng thời, sẽ là biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, là cơ chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, mặt khác nó còn là mục tiêu, là động lực để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, để tạo nên giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Mong muốn các đại biểu ủng hộ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, có thể chưa đáp ứng được việc tổ chức thực hiện như dự thảo Luật đã nêu hôm nay, nhưng quá trình triển khai Chính phủ sẽ hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng giai đoạn để đảm bảo được việc thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động một cách hợp lý trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Tối 28/5, Nghiệp đoàn tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày thành lập. Đáng chú ý, trong suốt thời gian qua, hoạt động chăm lo cho đoàn viên Nghiệp đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đi vào chiều sâu, qua đó thu hút đông đảo người lao động hoạt động trong lĩnh vực lái xe ô tô công nghệ gia nhập.
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2025; đồng thời tổng kết hoạt động công đoàn khối Giáo dục năm học 2024 - 2025. Hội nghị là dịp để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Trong bối cảnh ngành Giáo dục đang có những đổi mới sâu rộng, vai trò của tổ chức Công đoàn tại các cơ sở giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Tại Trường Mầm non Minh Đức, Công đoàn cơ sở không chỉ là cầu nối giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, mà còn là "mái nhà chung yêu thương", nơi chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của 42 đoàn viên, những người góp phần không nhỏ vào thành tích đáng tự hào của nhà trường.
Giá vàng liên tục giảm

Giá vàng liên tục giảm

Sáng nay (29/5), giá vàng giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục điều chỉnh giá trong phiên giao dịch sáng nay.
Hà Nội “chốt” thời gian chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội “chốt” thời gian chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội yêu cầu hoàn thành công tác chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên toàn địa bàn Thành phố chậm nhất vào năm 2030.
Cô giáo yêu nghề, tận tụy với học sinh

Cô giáo yêu nghề, tận tụy với học sinh

Luôn hết mình trong giảng dạy và chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, giáo viên Trường THCS Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, là một trong những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Người tốt, việc tốt” cấp huyện năm 2025.
Hiệu quả từ truyền thông chính sách

Hiệu quả từ truyền thông chính sách

Trong những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Chiều ngày 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương để thảo luận về cơ chế và chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamás và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Hungary thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary

Ngày 28/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamás đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5/2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung

Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung

Chiều 27/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - Trung Quốc với chủ đề “Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung”.
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Ngày 27/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của đại diện nhiều cơ quan báo chí và doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Pháp

Ngày 26/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Pháp

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Pháp

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đã có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 25 - 27/5/2025. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Pháp từ gần 10 năm qua và cũng là trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Pháp

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Pháp

Sáng 26/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Emmanuel Macron và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Sự kiện "Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025" sẽ diễn ra vào ngày 29/5

Sự kiện "Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025" sẽ diễn ra vào ngày 29/5

Sáng nay (26/5), tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo công bố sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025”.
Xem thêm
Phiên bản di động