-->

Xây mới chung cư cũ, lại nỗi lo tiến độ

(LĐTĐ) Hơn 1 năm trở lại đây, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đã được khởi động lại với nhiều quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng, do đó rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các sở, ngành, quận huyện liên quan.
Xây mới chung cư cũ: “Nút thắt” đã được tháo gỡ Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới

Tập trung triển khai...

Trong đợt này, quận Ba Đình có 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D, được ưu tiên triển khai. Theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình, tổng cộng 3 toà nhà là: Tập thể bộ Tư pháp; đơn nguyên 1 Nhà A tập thể Ngọc Khánh; đơn nguyên 3 Nhà C8 tập thể Giảng Võ đã có 105/106 trường hợp hộ gia đình bàn giao căn hộ cũ, nhận tiền hỗ trợ và nhận nhà tạm cư. Còn lại 1 hộ đã di dời ra khỏi nhà C8 tuy nhiên chưa đồng thuận nhận tiền hỗ trợ và nhà tạm cư.

Các dự án đã hoàn thành công tác di dời các hộ dân khỏi chung cư nguy hiểm. Còn lại, tòa G6A Thành Công gồm 2 đơn nguyên có 49 căn hộ (khoảng 162 nhân khẩu); diện tích sàn sử dụng khoảng 2618,0m2. Đến nay có 26/49 hộ dân đã di dời (trong đó có 25 hộ đã nhận nhà tạm cư, tiền tạm cư và 1 hộ đã di dời nhưng chưa nhận tiền); còn 23 hộ dân chưa di dời.

Xây mới chung cư cũ, lại nỗi lo tiến độ
Cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các sở, ngành, quận huyện liên quan trong công tác cải tạo chung cư cũ.

Đối với việc chậm hoàn thành di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn quận có nguyên nhân, trong đó, một số chưa đồng thuận với kết quả kiểm định; chưa đồng ý đến nơi tạm cư do chất lượng nhà tạm cư kém và vị trí quá xa với nơi ở cũ nên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, làm việc và học tập của hộ gia đình; yêu cầu được gặp chủ đầu tư của dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian thực hiện và chính sách, phương án tái định cư.

Tuy vậy, theo khảo sát của phóng viên, đa số những người đã di dời chủ yếu là những người ở tầng cao và là người làm công ăn lương, còn những người bám trụ ở lại đều là những người ở tầng trệt, có mặt bằng kinh doanh buôn bán đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính nên họ vẫn chưa muốn di dời.

Lý do tiếp theo phải kể đến những tiện ích mà khu vực này đem lại cho người dân. Khu vực xung quanh tòa nhà là chợ, trường học, bệnh viện, quán ăn…

Để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, dự kiến trong tháng 02/2023, UBND quận tiếp tục vận động các hộ dân trên nhận tiền tạm cư (lần 3) và bàn giao căn hộ; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, ban hành Quyết định cưỡng chế di dời đối với các hộ dân cố tình chống đối.

Được biết, hiện quận Ba Đình đã tổ chức đo đạc, lập xong bản đồ hiện trạng 1/500 khu tập thể Thành Công (sử dụng kinh phí của Quận); gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đề nghị cung cấp chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật đối với khu tập thể Thành Công; đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự toán chi phí phục vụ công tác lập Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại tập thể Thành Công để trình Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định phê duyệt.

Đối với quận Đống Đa, trên địa bàn hiện có 507 nhà chung cư cũ, tập thể cũ. Quận đã hoàn thành di dời toàn bộ hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp D tại 51 Huỳnh Thúc Kháng. Với 3 khu chung cư cũ đề xuất cải tạo trong giai đoạn 1: Khu tập thể Kim Liên (42 nhà chung cư), trong đó có 17 nhà đã hoàn thành kiểm định. Khu tập thể Trung Tự (29 nhà chung cư), có 19 nhà đã hoàn thành kiểm định. Khu tập thể Khương Thượng (23 nhà chung cư), có 1 nhà được kiểm định.

Căn cứ đặc thù địa bàn, lãnh đạo quận Đống Đa cũng đề xuất khu chung cư cũ có điều kiện triển khai ngay là Khu tập thể Khương Thượng do nằm trong khu vực thuận lợi giao thông và nằm trọn trong 1 ô quy hoạch; chỉ có khoảng 16 hộ dân xen kẹt giữa các nhà chung cư cũ. Quận cũng đề xuất thực hiện Dự án theo hình thức cuốn chiếu cải tạo 4 nhà B trước (B1, B2, B3, B4) để xây dựng 1 nhà chung cư mới, sau đó tái định cư tại chỗ và các nhà khu A, sau đó tiếp tục thực hiện phần còn lại.

… Nhưng vẫn chưa đáp ứng tiến độ đề ra

Nhìn lại 1 năm qua, mặc dù công tác cải tạo chung cư cũ đã có nhiều bước tiến đáng kể so với các năm trước đó, nhưng nhìn chung công tác triển khai cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ đã được UBND thành phố Hà Nội đề ra.

Cụ thể, theo Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 31/12/2021 về tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ trên địa bàn thành phố: Đợt 1 hoàn thành trước quý II/2022 việc kiểm định đối với 126 chung cư (Sở Xây dựng thực hiện), 204 chung cư thuộc 3 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp độ D (do UBND các quận, huyện thực hiện). Đợt 2, UBND các quận, huyện có trách nhiệm hoàn thành trước quý IV/2022 việc kiểm định đối với 503 nhà chung cư thuộc 15 khu chung cư cũ, nhóm chung cư cũ đã có ý tưởng quy hoạch và các chung cư độc lập; 184 nhà chung cư của 22 khu chung cư cũ, nhóm chung cư cũ đã có kết quả kiểm định một phần và các chung cư độc lập.

Theo Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021 về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố - Đợt 1: Trong quý IV/2022, hoàn thành việc kiểm định, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trình duyệt quy hoạch đối với 4 khu chung cư cũ; đến quý III/2022, hoàn thành việc phá dỡ đối với 2 nhà chung cư (số 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa và số 148-150 Sơn Tây, quận Ba Đình)...

Tuy nhiên, các kế hoạch này đều đang “trượt” tiến độ, trong đó nguyên nhân chính được lãnh đạo thành phố chỉ ra đó là do ý thức quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thành phố; sự thiếu đồng bộ và nặng về thủ tục hành chính trong công tác phối hợp giữa các cấp, ngành...

Do đó, nhằm đảm bảo các kế hoạch Thành phố đã đề ra, trong năm 2023 các đơn vị sở ngành, quận, huyện liên quan cần vào cuộc với quyết tâm lớn, quyết liệt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao. Có như vậy mới tạo chuyển biến với kết quả thực chất, đáp ứng mong mỏi của người dân trong việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Tuấn Dũng

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

(LĐTĐ) Theo Báo cáo số 38/BC-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được duy trì đảm bảo tốt...
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024; đồng thời quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn...
Xem thêm
Phiên bản di động