Xây dựng thói quen văn hóa giao thông
Bắt đầu từ xây dựng văn hóa giao thông an toàn Xây dựng văn hóa giao thông từ trường học |
Vẫn còn nhiều bất cập
Khác với quang cảnh vắng vẻ của một năm về trước khi Hà Nội thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội, học sinh học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh Covid-19, những ngày tháng 9, đường phố tấp nập người xe. Khung cảnh tắc đường vốn dĩ là “đặc sản” của Thủ đô lại quen thuộc trở lại vào mỗi đầu buổi sáng và khi tan tầm. Trong dòng người tham gia giao thông hối hả ấy, có không ít đối tượng là học sinh, sinh viên. Điều đáng nói, rất nhiều em chưa tuân thủ Luật Giao thông đường bộ với các lỗi vi phạm phổ biến như: Lái xe khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, lai đèo nhiều người, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi dàn hàng ngang... Những vi phạm này đều là tác nhân trực tiếp có thể dẫn tới tai nạn giao thông cho chính học sinh và người cùng tham gia giao thông.
Tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình). |
Sinh sống tại phố Kim Giang (quận Thanh Xuân), bà Phạm Thị Hiên cho biết, mỗi sáng vào giờ cao điểm, đoạn đường trước cửa nhà bà thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Cùng đó, có rất nhiều học sinh tham gia giao thông bằng xe máy khi chưa đủ tuổi, đầu không đội mũ bảo hiểm nhưng cố tình lạng lách trên đường vô cùng nguy hiểm. “Giờ cao điểm, ô tô, xe máy nối đuôi nhau thành hàng dài. Nhiều dòng xe qua lại trong khi đường chật hẹp khiến cảnh chen chúc, lấn làn thường xuyên xảy ra. Chứng kiến nhiều học sinh không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, nhiều phụ huynh chở con mà không cho con đội mũ bảo hiểm tôi thấy vô cùng lo ngại”, bà Hiên chia sẻ.
Không chỉ trên phố Kim Giang, ở nhiều con phố khác của Thủ đô, đặc biệt trước các cổng trường học, tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ xảy ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn giao thông. Lộn xộn nhất là khi tiếng trống tan trường vang lên, học sinh ùa ra khu vực cổng trường, túm năm, tụm ba, người ngang, người dọc... Cổng trường lại sát ngay mặt đường, giờ cao điểm rất nhiều phương tiện qua lại, các em vẫn vô tư dàn hàng ba, hàng bốn. Ngoài ra, tình trạng phụ huynh đưa, đón con không đội mũ bảo hiểm cũng diễn ra khá phổ biến. Không ít phụ huynh vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối với con.
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, vấn đề bảo đảm an toàn giao thông học đường ở Hà Nội luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng và dư luận. Làm thế nào để cổng trường an toàn, không xảy ra ùn tắc? Làm thế nào để học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông? Đây là trăn trở của không chỉ học sinh, phụ huynh mà còn của cả xã hội, nhất là trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, lượng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng.
Xác định công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học có ý nghĩa quan trọng, giúp học sinh sớm hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm an toàn cho chính các em cũng như cộng đồng, thời gian qua, các trường học trên địa bàn Thành phố đã có nhiều giải pháp thiết thực trong tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức học sinh. Chẳng hạn, vừa qua, Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi (quận Ba Đình) đã tổ chức Lễ ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đây là sự kiện quan trọng trong mỗi năm học nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và đấu tranh phòng chống ma túy học đường, tệ nạn xã hội cho các đối tượng trong và ngoài nhà trường.
Tại buổi lễ, cô giáo Lê Thị Minh Huệ (Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi) đã có bài phát biểu chia sẻ về công tác thực hiện an toàn giao thông, an ninh trường học, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội của nhà trường. Theo đó, những năm qua, nhà trường đặc biệt chú ý tới công tác này, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh công tác giảng dạy.
Tăng phối hợp nhà trường và gia đình
Đại diện các bên tham gia ký cam kết gồm có đại diện chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường, đại diện ban phụ huynh và đại diện học sinh nhà trường. Nội dung bản cam kết đã nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, trong đó nhấn mạnh và đề cao công tác phối hợp hài hoà giữa 4 bên: Chính quyền - nhà trường - phụ huynh - học sinh. Đặc biệt, trong vai trò là những nhà giáo dục, các thầy cô giáo phải vừa là những tấm gương về tuân thủ, thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội vừa là người giáo dục, tuyên truyền cho các em những nội dung này thông qua các hoạt động dạy học.
Ngoài ra, nhà trường cũng đã chuẩn bị một clip tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma tuý. Dù clip chỉ có thời thời lượng ít phút nhưng những hình ảnh sinh động, cụ thể, thiết thực đã giúp các em học sinh củng cố thêm nhiều kiến thức pháp luật hữu ích và cách xử lý những tình huống về an toàn giao thông, phòng chống ma túy.
Hay tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình), nhà trường đã tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông năm 2022 và tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông trong trường học. Đại diện chính quyền, công an, lãnh đạo nhà trường, học sinh và đại diện cha mẹ học sinh ký cam kết cùng nhà trường giáo dục con em mình thực hiện tốt quy định về an toàn giao thông năm học 2022-2023.
Nội dung cam kết gồm: Trong giờ tan học, phụ huynh học sinh chờ đón con em không dừng, đỗ dưới lòng đường, lề đường, trước cổng cơ quan, khu công cộng gây cản trở giao thông; thời gian đón con em trước không quá 5 phút, không tụ tập thành hàng, thành điểm gây cản trở hành lang an toàn giao thông; khi đến đón con em cần quan sát kỹ, đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi vào đường cấm, đường ngược chiều; người điều khiển và người ngồi trên xe khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng cách.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng), nội dung tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông luôn được nhà trường đặc biệt chú trọng, quan tâm không chỉ với học sinh mà còn với cha mẹ học sinh; từ đó cung cấp kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, đồng thời nhắc nhở, nêu cao ý thức gương mẫu của phụ huynh trong việc giáo dục, phòng tránh tai nạn giao thông cho con em mình.
Tại nhiều trường học trên địa bàn Thành phố, trong những tuần đầu sau Lễ Khai giảng năm học mới, các nhà trường cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, yêu cầu học sinh, phụ huynh ký cam kết chấp hành trật tự an toàn giao thông. Ngoài việc phổ biến các quy định về an toàn giao thông đường bộ, các em học sinh được giới thiệu một số biển báo giao thông, cung cấp các kiến thức về kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông, qua đó các em được giao lưu, nắm vững thêm các kiến thức pháp luật để tham gia giao thông an toàn hơn…
Việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường phải là việc làm thường xuyên, liên tục. Để làm tốt công tác này, thiết nghĩ, vấn đề cần quan tâm, thực hiện nhất hiện nay là tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Muốn vậy, giải pháp cốt lõi vẫn là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Trong đó, lực lượng Cảnh sát giao thông cần thường xuyên kiểm tra, xử lý, cập nhật, lưu giữ thông tin những trường hợp học sinh vi phạm pháp luật giao thông, duy trì thông báo định kỳ danh sách này đến nhà trường để cùng phối hợp quản lý, giáo dục.
Với các nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, sát với tâm lý, lứa tuổi của học sinh. Ở góc độ gia đình, nhất là các bậc phụ huynh phải gương mẫu thực hiện nghiêm pháp luật khi tham gia giao thông; đồng thời tích cực giáo dục, nhắc nhở, hướng dẫn con em mình chấp hành. Những việc các bậc làm cha, làm mẹ cần lưu ý là kiên quyết yêu cầu con em mình đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; không cho sử dụng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ tuổi…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33