--> -->
HĐND TP Hà Nội giám sát việc chấp hành pháp luật pháp của cơ quan, đơn vị

Việc chấp hành phải đi vào nề nếp

Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội (TP) vừa tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả giám sát cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên được quan tâm; nội dung hình thức phổ biến phong phú, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm trọng điểm. Tuy nhiên Ban Pháp chế HĐND TP cũng chỉ rõ một số hạn chế như việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế…
viec chap hanh phai di vao ne nep Kiến nghị nhiều vấn đề bức xúc
viec chap hanh phai di vao ne nep Mỗi điển hình tiên tiến là hạt nhân nòng cốt, góp phần xây dựng Thủ đô

Văn bản pháp luật mới được phổ biến kịp thời

Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam, Ban Pháp chế thực hiện giám sát qua báo cáo của UBND quận, huyện, thị xã và các Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Tài chính; trong đó giám sát trực tiếp tại 3 quận, huyện: Long Biên, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Sở Tư pháp và tại 2 đơn vị trực thuộc Sở là Phòng Kỹ thuật hình sự, Trung tâm Pháp y Hà Nội.

Qua giám sát cho thấy, hoạt động bổ trợ tư pháp là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thiết lập, củng cố hồ sơ, chứng cứ được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý giúp các cá nhân, tổ chức thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

viec chap hanh phai di vao ne nep
Ban Pháp chế HĐND TP giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp tại huyện Ứng Hòa.

Năm 2016 và 2017 công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội thường xuyên được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất định. Nội dung và hình thức phổ biến đa dạng, phong phú, ngày càng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới kết hợp giữa tuyên truyền tìm hiểu kiến thức pháp luật với kiến thức kỹ năng sống.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác định giá tài sản được thực hiện chặt chẽ, thống nhất; kịp thời trao đổi khi có vướng mắc hoặc cần thiết bổ sung hồ sơ, tài liệu trong quá trình định giá tài sản. Vì vậy, số vụ việc yêu cầu định giá lại thuộc thẩm quyền cấp TP tỷ lệ thấp; các kết luận định giá tài sản đảm bảo khách quan, trung thực và chính xác, góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cũng trong hai năm (2016, 2017) các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn TP đã tiếp nhận và tổ chức giám định 26.778 vụ việc, trong đó Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an TP thực hiện 14.607 vụ; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thực hiện 11.277 vụ. Quá trình tiếp nhận và tổ chức giám định đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; các kết luận giám định cơ bản đảm bảo chính xác, khách quan, trả lời đầy đủ, rõ ràng những nội dung theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; thời gian giám định được đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan giám định với cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thống nhất, kịp thời; qua giám định các vụ án liên quan đến ma túy, tiền giả hoặc những vụ việc có tính chất phức tạp giúp cơ quan điều tra có căn cứ ra lệnh bắt, khám xét, nhanh chóng làm rõ vụ án.

Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn chậm đổi mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Pháp chế cũng đã chỉ rõ các tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa trung tâm; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: Ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó chất lượng nhiều tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực và kỹ năng truyền đạt còn hạn chế, thiếu sáng tạo và đổi mới nên hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao; việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong khung giờ vàng trên báo, đài còn hạn chế. Việc luân chuyển đầu sách, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở một số nơi chưa có hiệu quả; việc thay thế tủ sách pháp luật bằng việc sử dụng tủ sách điện tử còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai tại địa phương.

Một số lĩnh vực giám định còn gặp khó khăn do Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an TP không có chức năng, đơn vị phải đi giám định ở nơi khác như: Trong lĩnh vực xây dựng, thuế, tài chính, cháy nổ, thuốc tân dược. Ngoài ra còn chưa có đủ các phương tiện kỹ thuật như: Dấu vết va chạm gây tai nạn giao thông, giám định tài liệu, giám định hóa chất cấm trong vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về nguyên nhân tồn tại và khó khăn, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế cho rằng, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nên chưa quan tâm tạo điều kiện đúng mực cho công tác này. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác này dẫn đến phân công trách nhiệm không rõ ràng; chậm đổi mới các hình thức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Một trong những khó khăn tồn tại nữa theo ông Nguyễn Hoài Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP quy định về thành phần Hội đồng định giá tài sản; chưa có văn bản hướng dẫn về tính giá trị khấu hao tài sản, các tác phẩm tài sản có giá trị văn hóa, cây cảnh (bonsai), cổ vật; công trình xây dựng: Đình, Đền, Chùa…Một số lĩnh vực phải thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị như trong lĩnh vực công trình xây dựng, các tài sản có gía trị văn hóa rất khó khăn do không có đơn vị nhận tư vấn làm chậm trễ quá trình giải quyết vụ án…

Từ các tồn tại, hạn chế như trên, bên cạnh chỉ rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Ban Pháp chế cũng kiến nghị với cơ quan Trung ương, UBND Thành phố, các cơ quan chấp hành pháp luật một số biện pháp về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả. Trong đó riêng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Pháp chế kiến nghị TP tăng cường chỉ đạo các sơ, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt các chương trình kế hoạch, đề án về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP. Nâng cao chất lượng của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên. Tăng cường mở các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

TP cũng cần chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng nội dung và hình thức tuyên truyền, đa dạng, hiệu quả, tuyên truyền sâu, rộng phù hợp với từng loại hình đối tượng; quan tâm bố trí kinh phí, cùng cố, kiện toàn Tổ hòa giải cơ sở, chất lượng tuyên truyền viên; mở rộng xã hội hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Hà Nội: Treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Hà Nội: Treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 23/5, Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng, triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ UBND Thành phố lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Chủ tịch thành phố Hà Nội biểu dương công tác giải phóng mặt bằng đường trục phía Nam của huyện Phú Xuyên

Chủ tịch thành phố Hà Nội biểu dương công tác giải phóng mặt bằng đường trục phía Nam của huyện Phú Xuyên

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội biểu dương quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị huyện Phú Xuyên trong việc chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng kỹ thuật quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam Thủ đô.
Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 20/5, tại hội nghị giao ban Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã triển khai Hướng dẫn số 01-HD/ĐU của Đảng ủy HĐND Thành phố về định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Hà Nội đưa 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng dịch vụ công quốc gia

Hà Nội đưa 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng dịch vụ công quốc gia

Ngày 19/5, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã tích hợp thành công 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bao gồm: 1. Thu, nộp đảng phí; 2. Lấy ý kiến nhận xét của chi ủy, chi bộ đối với đảng viên của mình thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú; 3. Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức; 4. Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online

Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online

Từ ngày 19/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố chính thức triển khai tính năng thực hiện lấy số thứ tự online trên Ứng dụng iHanoi để làm thủ tục hành chính tại tất cả các chi nhánh thuộc Trung tâm.
Thành phố Hà Nội yêu cầu huyện Hoài Đức xử lý dứt điểm di tích lịch sử quốc gia bị xâm hại trong tháng 5

Thành phố Hà Nội yêu cầu huyện Hoài Đức xử lý dứt điểm di tích lịch sử quốc gia bị xâm hại trong tháng 5

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Hoài Đức khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 74/KL- UBND ngày 30/7/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố về xử lý công trình xây dựng trên đất di tích lịch sử quốc gia - chùa La Phù. Việc xử lý phải thực hiện xong trong tháng 5/2025.
Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Theo Đề án của Đảng ủy Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội về sắp xếp, tinh gọn tổ chức MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp Thành phố và cấp xã, việc tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm vẫn giữ được tính gắn bó mật thiết với đoàn viên, hội viên và Nhân dân; nâng cao khả năng tập hợp vận động các tầng lớp nhân dân trong xã hội, thông qua việc bám sát tình hình thực tiễn ở các khu dân cư.
Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

“Việc bố trí cán bộ phải dựa trên năng lực thực tế, không hạ thấp tiêu chuẩn vì cơ cấu, đồng thời “vì việc tìm người”, không bó hẹp địa giới hành chính, mà “có lên có xuống; có ngang, có dọc; có vào có ra” để lựa chọn được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao nhất”- đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy khi định hướng công tác sắp xếp, bố trí cán bộ khi tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động