Vị trí đau ở bụng, lưng tiết lộ căn bệnh ẩn giấu
| 9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể. |
Bạn có thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau nhức trên cơ thể? Nếu bỗng dưng đau ở bộ phận nào, chúng ta chỉ biết rằng có điều gì đó không ổn nhưng không chắc vấn đề là gì.
Trên thực tế, một số cơn đau liên quan tới nội tạng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số chẩn đoán lâm sàng sau:
Tim
Những người bị bệnh tim thường trải qua cơn đau đột ngột ở ngực sau đó lan qua tay trái, bả vai và cổ.
Cơn đau quặn ở sườn có thể là dấu hiệu bệnh thận. Ảnh minh họa: Pennmedicine |
Thận
Nhiều người thường nhầm lẫn đau lưng với vấn đề ở thận. Khi bị bệnh liên quan tới thận, bạn sẽ cảm thấy cơn đau quặn ở dưới sườn, thắt lưng và lan tỏa xuống chân. Nếu chỉ là nhức cơ, nỗi đau sẽ không dữ dội tới vậy.
Ruột non
Nếu bạn thấy đau quanh rốn, ruột non của bạn đang không ổn. Khi bạn hay đột ngột đau ở khu vực này khi đi bộ hoặc cúi gập người, hãy đi khám ngay.
Phổi
Biểu hiện của bệnh phổi khá rõ rệt như tức ngực, ho và thở khó khăn.
Dạ dày
Người bị bệnh dạ dày thường thấy khó chịu ở phần thượng vị, lưng cũng có cảm giác đau. Cơn đau dạ dày và thực quản hay bị nhầm với đau tim. Tốt nhất, bạn nên tới viện để kiểm tra.
Mật và gan
Vấn đề ở các cơ quan này có thể gây ra phần đau đớn ở phía trên bên phải bụng và phần tương ứng ở lưng. Người bị gan còn có các dấu hiệu như vàng da, miệng có cảm giác chua.
Nếu đau bụng dưới bên phải kèm sốt, buồn nôn... có khả năng bạn bị vấn đề ở ruột thừa. Ảnh: Healthline |
Ruột thừa
Bệnh nhân cần cắt ruột thừa thường bị đau âm ỉ, tăng dần mức độ ở khu vực quanh rốn tới phần bụng dưới bên phải. Cơn đau sẽ lan sang dạ dày và chân phải.
Nếu có các triệu chứng trên kèm theo sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, bạn cần đi cấp cứu ngay.
Tụy
Cơn đau ở phần bụng trên có thể liên quan tới tụy, gây ra đau dạ dày. Nếu khi ăn hoặc nằm xuống, bạn thấy đau hơn, tụy của bạn nhiều khả năng bị tổn thương.
Những chẩn đoán sơ bộ ở trên sẽ giúp bạn bước đầu nhận định tình trạng thể chất của bạn nhưng không thể đánh giá được toàn bộ tình hình.
Nếu có các biểu hiện đau ruột thừa, bạn phải đi cấp cứu ngay. Với các biểu hiện đau khác, bạn có thể theo dõi thêm, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đi khám.
Theo An Yên/vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/vi-tri-dau-o-bung-lung-tiet-lo-cac-benh-an-giau-659326.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58