Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết |
Lịch âm được xây dựng dựa trên chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất, với mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 29,5 ngày. Vì không thể có tháng nửa ngày, người ta làm tròn chu kỳ này thành 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Trong giai đoạn 8 năm kể từ 2025, tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) liên tục là tháng thiếu, nên không có ngày 30 Tết.
Một năm dương lịch có 365 ngày, trong khi một năm âm lịch chỉ có 354 ngày (tương đương 12 chu kỳ Mặt Trăng). Điều này tạo ra chênh lệch 11 ngày mỗi năm giữa hai loại lịch. Sau 3 năm, sự chênh lệch này tích lũy thành khoảng 33 ngày, tức hơn 1 tháng. Để cân bằng, lịch âm bổ sung một tháng nhuận sau mỗi 3 năm.
Tuy nhiên, thêm một tháng nhuận sau mỗi 3 năm vẫn chưa đủ để bù đắp hoàn toàn chênh lệch giữa hai lịch. Do đó, lịch âm được điều chỉnh theo một chu kỳ phức tạp hơn: cứ 19 năm lại có 7 năm nhuận, trong đó có những năm nhuận cách nhau chỉ 2 năm (thay vì cách 3 năm như quy luật thông thường). Việc bổ sung tháng nhuận này làm cho sự phân chia tháng đủ và tháng thiếu trong lịch âm trở nên không đồng đều. Theo các nhà thiên văn học, từ năm 2025 đến 2032, tháng Chạp của lịch âm luôn là tháng thiếu, vì vậy không có ngày 30 Tết trong các năm này.
![]() |
Năm nay sẽ không có ngày 30 Tết mà chỉ có ngày 29 Tết. |
Cách tính lịch này không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là cộng đồng người Hoa và người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng duy trì việc sử dụng song song hai lịch, nhất là cho các dịp lễ quan trọng. Điều này có nghĩa là các cộng đồng này cũng giống như chúng ta, đều không đón ngày 30 Tết trong 8 năm tới kể từ 2025.
Dù thiếu mất một ngày 30 Tết, nhưng hiện tượng này không ảnh hưởng đến các phong tục truyền thống trong Tết Nguyên Đán. Người dân vẫn sẽ ăn Tết bình thường như mọi năm và lưu ý Tết sẽ đến sớm hơn một ngày. Đây là hiện tượng thú vị minh chứng cho việc âm lịch không chỉ là công cụ giúp đo lường thời gian, mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, giúp duy trì các giá trị truyền thống và gắn kết cộng đồng trong nhiều thế hệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn
Tin khác

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường
Cộng đồng 18/04/2025 22:13

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”
Xã hội 18/04/2025 14:33

Mùa cây “thay áo”
Cộng đồng 17/04/2025 13:59

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ
Cộng đồng 17/04/2025 11:43

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Cộng đồng 16/04/2025 20:49

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp
Cộng đồng 16/04/2025 18:00

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng
Cộng đồng 15/04/2025 07:50

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân
Cộng đồng 14/04/2025 12:16

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc
Cộng đồng 13/04/2025 08:12

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh
Cộng đồng 12/04/2025 16:18