-->

Tuyên truyền về đường Vành đai 4 bài bản, hiệu quả

Ngoài những điểm chung, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô ở mỗi quận, huyện có đặc thù, khó khăn, vướng mắc riêng. Song nhờ triển khai công tác thông tin, tuyên truyền bài bản, linh hoạt, hiệu quả, Hà Nội đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai dự án.
Người dân ủng hộ, sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho đường Vành đai 4 Triển khai thực hiện các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng Không ngừng phát triển mối quan hệ đặc biệt, thủy chung trong sáng

Luôn đi trước một bước

Là địa bàn đang rất phát triển, huyện Thanh Oai có nhiều dự án với khối lượng giải phóng mặt bằng lớn. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Oai Nguyễn Nguyên Hùng cho biết, trong nhiều nhiệm vụ của năm 2023, huyện xác định công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 là nhiệm vụ trọng điểm và yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao. Trong đó công tác tuyên truyền phải đi trước một bước.

Tuyên truyền về đường Vành đai 4 bài bản, hiệu quả
Ban Tuyên giáo các quận, huyện ủy ký kết giao ước với các cơ quan báo chí Thành phố về thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về đường Vành đai 4

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Oai, ngoài những điểm chung, mỗi địa bàn đều có đặc thù, khó khăn, vướng mắc riêng. Trên cơ sở rà soát, chúng tôi chia thành từng giai đoạn với mục tiêu cụ thể. Để làm tốt công tác tuyên truyền, huyện đã thống nhất nội dung, mục đích, ý nghĩa, cử cán bộ am hiểu chính sách phổ biến cho người dân.

“Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thông tư tưởng và gương mẫu thực hiện. Bên cạnh đó, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời giải quyết. Ví dụ như việc tuyên truyền di dời mộ, đã vận động các nhà chùa cùng vào cuộc, để xem ngày, giờ đẹp giúp đỡ nhân dân. Nhờ đó đã có những xã di dời được 100% mộ liên quan đến dự án, dù người dân chưa nhận được tiền đền bù”, ông Hùng cho hay.

Theo Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hà Đông Nguyễn Văn Trường, khó khăn nhất là công tác di chuyển mộ, vì chỉ có thời điểm. Nên ngay từ rất sớm, quận đã xây dựng và triển khai bài bản công tác tuyên truyền, đặc biệt chú trọng trên không gian mạng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho rằng, phải có thông tin sớm, chính xác, đầy đủ đến các chi bộ đảng, tất cả đảng viên, rồi từ đó lan tỏa trong nhân dân; kết hợp nhiều kênh thông tin, hình thức đa dạng.

Tuyên truyền về đường Vành đai 4 bài bản, hiệu quả
Các hộ gia đình khẩn trương hoàn thiện việc xây cất mộ sau di dời tại xã Mỹ Hưng. (Hình ảnh ngày 27/12/2022: NC)

Còn theo chia sẻ của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng Lê Văn Thìn, lãnh đạo địa phương này đã phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, vận động với phương châm “kiên trì, đeo bám” “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Trong khi đó, huyện Mê Linh là địa bàn có diện tích thu hồi đất thổ cư lớn nhất Thành phố, với hơn 7ha liên quan đến hơn 400 hộ dân. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, phải lường trước thuận lợi và khó khăn để có hướng triển khai tuyên truyền. Nguyên tắc là yêu cầu làm đúng các quy định của pháp luật; đồng thời nắm bắt tình hình tư tưởng nhân dân, để có giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc.

“Khi huyện quyết định 3 khu tái định cư, nhưng khu Văn Khê có số đông người dân phản ứng, ngay sau đó lãnh đạo huyện tổ chức đối thoại với người dân, nhất là các cụ cao niên và đã tạo được sự đồng thuận”, ông Tuấn nói.

Chủ động, tích cực trong công tác phối hợp

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đến ngày 6/2/2023, công tác rà soát tính pháp lý, kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường đã hoàn thành và được thực hiện đúng quy trình, công khai, minh bạch. Tất cả các dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 đều được phê duyệt tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án kiến trúc sơ bộ.

Tuyên truyền về đường Vành đai 4 bài bản, hiệu quả
Lập sơ đồ mặt bằng, lấy ý kiến nhân dân về việc quy chủ các thửa đất nằm trong dự án đường Vành đai 4. (Ảnh: Hữu Duyên)

Công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả đáp ứng tiến độ (Đã thực hiện di chuyển 5.187/11.682 ngôi mộ (đạt 44,4%); đã phê duyệt phương án thu hồi đất được 209,010/798,01ha (đạt 26,23%) và số tiền đã chi trả hơn 1.779 tỷ đồng).

Tại hội nghị giao ban công tác tuyên giáo, ngày 14/2, bà Đinh Thị Lan Duyên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nhìn nhận: “Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, có thể khẳng định công tác thông tin, tuyên truyền đã và đang được triển khai tích cực, linh hoạt, hiệu quả tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án”.

Để tăng hiệu quả tuyên truyền, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương đề nghị, các địa phương cần chủ động, tích cực hơn trong công tác phối hợp, nhất là với các cơ quan báo chí; đẩy mạnh tuyên truyền về tính cấp bách của dự án, sự đồng thuận của người dân, việc triển khai các chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng như phản bác các thông tin xấu độc.

Cũng tại hội nghị này, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, cả hệ thống chính trị của Thành phố đang nỗ lực triển khai hiệu quả Dự án đường Vành đai 4, bảo đảm tiến độ đề ra.

Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền cũng được đẩy mạnh, tập trung vào các nội dung quan trọng như: Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, nguồn vốn triển khai dự án, sự phối hợp giữa các cấp ủy…

Tuyên truyền về đường Vành đai 4 bài bản, hiệu quả
Người dân huyện Mê Linh nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. (Ảnh: Nguyễn Tuyền)

Theo ông Nguyễn Doãn Toản, thông tin tuyên truyền cho người dân phải cụ thể, chính xác. Bên cạnh đó, phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, các kiến nghị của người dân và giải quyết ngay từ cơ sở không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần chú trọng hơn nữa, biểu dương các đơn vị làm tốt, nghiêm khắc phê bình những nơi còn chây ì làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề nghị, các địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí để tăng cường thông tin về chủ trương, chính sách của Thành phố, việc chấp hành của người dân, từ đó tạo đồng thuận trong triển khai thực hiện dự án.

Các mốc tiến độ dự án đường Vành đai 4 của Hà Nội

Trước ngày 15/12/2022: Hoàn thành tổ chức lập, phê duyệt, cắm mốc giới và bàn giao ranh giới giải phóng mặt bằng.

Cuối tháng 12/2022: Hoàn thành tổ chức khảo sát, lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi từng dự án thành phần.

Tháng 1/2023: Hoàn thành phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần liên quan đến giải phóng mặt bằngvà đường song hành.

Tháng 5/2023: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình.

Tháng 6/2023: Phấn đấu bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng để khởi công công trình.

Tháng 12/2023: Cơ bản bàn giao toàn bộ mặt bằng toàn tuyến.

Tháng 12/2026: Thi công, thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc, hoàn thành toàn bộ đường song hành.

Năm 2027: Hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động