-->

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mong được tháo gỡ 6 nhóm vấn đề

Tại buổi làm việc của Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong chiều nay (16/3), lãnh đạo đơn vị này đã kiến nghị Thành phố 6 nhóm vấn đề, mong sớm được tháo gỡ, để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới.
Rà soát kỹ từng cử tri để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân Hà Nội: Thông qua 10 chương trình công tác toàn khóa Phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ (*)

Tại buổi làm việc, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã báo cáo sơ bộ tình hình hoạt động của đơn vị trong thời gian qua; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới.

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mong được tháo gỡ 6 nhóm vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Theo đó, từ năm 2016 đến nay, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tổ chức thực hiện, phối hợp quản lý và phục vụ 279 lớp với hơn 36.450 học viên, bình quân mỗi năm 56 lớp/7.290 học viên. Về nghiên cứu khoa học, trường đã tổ chức thực hiện 30 đề tài khoa học cấp trường, tổ chức 10 hội thảo khoa học cấp trường, 39 hội thảo khoa học cấp khoa...

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh cho biết, những năm tới, trường phấn đấu sớm đạt tiêu chuẩn mô hình trường chính trị chuẩn, xây dựng trường học thông minh, quản lý nhà trường theo tiêu chuẩn chất lượng ISO; trở thành một trong những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận có uy tín, chất lượng của Thủ đô và đất nước.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh đã thay mặt lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong nêu 6 nhóm kiến nghị, đề xuất với Thành phố, mong sớm được tháo gỡ, để đơn vị có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao.

Về những kiến nghị chung, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh mong muốn Thành ủy sớm ban hành Chiến lược phát triển Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, quan tâm để đơn vị sớm đạt tiêu chí trường chính trị chuẩn, khẳng định vững chắc vị thế trường chính trị Thủ đô trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn, tham vấn chính sách cho Thành phố.

Về biên chế và tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của đơn vị, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong bày tỏ mong muốn, Thành ủy cho phép đơn vị được xét tuyển kết hợp với thi tuyển số lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, đã công tác tại trường từ 5- 17 năm. Đồng thời bổ sung thêm lãnh đạo quản lý cho đơn vị, tương ứng với khối lượng công việc về đào tạo, bồi dưỡng hàng năm rất lớn. Cùng với đó, quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên được đi thực tế tại cơ sở, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Về chế độ, chính sách, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh đề nghị, Thành phố cần có cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đủ hấp dẫn để đơn vị tuyển được cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao về làm việc và tạo động lực thúc đẩy giảng viên phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ. Đồng thời xem xét và vận dụng cho đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị đang làm công tác hành chính được hưởng chế độ đặc thù của Thủ đô, bởi đội ngũ này đang có thu nhập rất thấp.

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mong được tháo gỡ 6 nhóm vấn đề
Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Phạm Minh Anh trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh mong muốn, Thành ủy tạo cơ chế để đơn vị thực hiện đầy đủ các chương trình, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo Nghị định 101 của Chính phủ, Quy định 09 của Ban Bí thư, Quy định 6721 của Thành ủy. Cụ thể là: Đào tạo trung cấp lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã… "Trường rất mong muốn được phối hợp với các ban, sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức. Nhất là các đồng chí thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo có học vị cao, có bề dày kinh nghiệm thực tiễn", Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong bày tỏ.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh đề nghị, Thành phố cho phép đơn vị được mời một số nhà khoa học có uy tín của Thành phố và các cơ quan Trung ương tham gia Hội đồng khoa học. Đồng thời cho phép đơn vị chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn theo chuyên đề của Thành phố để vừa thực hiện tốt chức năng đào tạo, bồi dưỡng, vừa thực hiện tốt chức năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, tham vấn chính sách cho Thành phố. Đáng chú ý, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đề nghị, Thành phố cho phép thành lập Tạp chí khoa học về lý luận chính trị và thực tiễn của Thủ đô.

Về cơ sở vật chất, phương tiện, hạ tầng kỹ thuật, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh đề nghị Thành phố quan tâm sớm phê duyệt Dự án xây dựng trụ sở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tại số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội để đạt trường chuẩn theo quy định của Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. "Đề nghị Thành phố cho phép nhà trường phối hợp với các cơ quan có chức năng chuyển đổi mục đích sử dụng cơ sở 2 của trường thành khu nhà ở/chung cư cho cán bộ của trường và một số cơ quan của Thành phố", Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Anh nêu kiến nghị.

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy Hà Nội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị, hành chính...; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố. Trường hiện có 3 khoa, 2 phòng và 1 trung tâm với tổng số 106 viên chức và người lao động, trong đó có 65 giảng viên.
Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động