Triển khai Dự án vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt
Tăng tốc dự án vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh Chi trả tiền bồi thường dự án vành đai 3 TP.HCM cho người dân tỉnh Bình Dương |
Dân đồng tình
Từ đầu tháng 5/2023, người dân TP.HCM có đất bị thu hồi bởi dự án Vành đai 3 bắt đầu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây là một tín hiệu vui, giúp TP.HCM sớm có mặt bằng sạch để thực hiện dự án.
Người dân nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. |
Có mặt tại trụ sở Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức (TP.HCM) từ sáng sớm, ông Võ Văn Sáu (ngụ phường Bình Trưng Tây) cho biết: Gia đình ông ủng hộ chủ trương làm dự án và đồng ý bàn giao 1.700 m2 đất nông nghiệp. Với diện tích đất này, gia đình ông Sáu được đền bù hơn 10 tỷ đồng. “Khi địa phương thông báo thu hồi, chúng tôi đồng ý ngay vì lợi ích chung của cộng đồng, trong đó có cả lợi ích của người dân”, ông Võ Văn Sáu vui vẻ chia sẻ.
Trong khi đó, bà Ngô Xuân Thu có đất ở phường Long Trường cũng đã đồng ý nhận tiền bồi thường 13 tỷ đồng và bàn giao khu đất nông nghiệp rộng 2.264 m2 cho địa phương để thực hiện dự án Vành đai 3. “Tôi hy vọng với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần để dự án sớm được khởi công, hoàn thành đúng tiến độ đề ra”, bà Thu chia sẻ.
Trong khi đó người dân thuộc huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi (TP.HCM) nơi dự án đi qua cũng đã bắt đầu nhận tiền bồi thường từ tháng 5/2023. Tính đến ngày 10/5/2023, có 75 hộ dân ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 của 2 xã Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi) đã nhận tiền bồi thường từ dự án với tổng số tiền là 197,9 tỷ đồng.
Tương tự như TP.HCM, chính quyền tỉnh Bình Dương cũng đang đẩy nhanh việc chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đợt 1 dự án đường Vành đai 3 đoạn đi qua địa bàn tỉnh. Việc chi trả được thực hiện từ ngày 2/6. Trong đợt này, riêng thành phố Thủ Dầu Một có 53 hộ gia đình được nhận tiền bồi thường với tổng số tiền khoảng 287,861 tỷ đồng. Dự kiến, trong tháng 6/2023, Thành phố này sẽ tiếp tục thực hiện chi trả tiền bồi thường đợt 2 thêm cho 162 trường hợp.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, hầu hết người dân phấn khởi đến ký giấy bàn giao mặt bằng và nhận tiền đền bù và cho biết hoàn toàn ủng hộ, sẵn sàng giao đất cho Nhà nước để sớm triển khai dự án.
Bà Vũ Thị Kim Vân, ngụ phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một cho biết, bản thân hoàn toàn hưởng ứng khi tỉnh Bình Dương chi trả tiền bồi thường. Mặc dù diện tích đất bị thu hồi đang được sử dụng hiệu quả nhưng chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bình Dương, gia đình đã thu xếp bàn giao mặt bằng cho chính quyền một cách sớm nhất.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Dương, ngụ tại đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một cho rằng, giá bồi thường đối với diện tích đất của gia đình ông bị thu hồi khoảng 3.425 m2 là phù hợp, đồng thời hứa sẽ bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho chính quyền để dự án được triển khai sớm. "Với số tiền bồi thường khoảng 2 tỷ đồng, tôi sẽ sử dụng hiệu quả vào mục đích kinh doanh", ông Dương chia sẻ.
Chính quyền quyết liệt
Theo ông Võ Trung Trực - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM: Đến ngày 15/6 có thể bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng để khởi công dự án trong tháng 6/2023, đoạn qua địa bàn TP.HCM. Đặc biệt, 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi dự kiến bàn giao 100% đất nông nghiệp, 50% đất phi nông nghiệp và 100% diện tích đất ở do Nhà nước quản lý trong tháng 6/2023.
Ông Nguyễn Hữu Anh Tứ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức cho biết, trong đợt 1 (đến hết tháng 6/2023), địa phương này sẽ chi trả bồi thường cho toàn bộ đất nông nghiệp và đất ở của các hộ dân đồng thuận giao trước với hơn 300 trường hợp. Cùng với đó địa phương cũng thu hồi các khu đất công để bàn giao trên 70% trong tháng 6/2023. Riêng trên địa bàn thành phố Thủ Đức có 556 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3.
Theo UBND thành phố Thủ Đức, đơn giá bồi thường cao nhất là đất ở, mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh hơn 73 triệu đồng/m2, trong khi giá nền đất tái định cư mặt đường rộng 30 m ở khu tái định cư Long Bình - Long Thạnh Mỹ chỉ có 55 triệu đồng/m2. Với mức chênh lệch của đơn giá bồi thường và giá tái định cư, người dân có một phần chi phí xây dựng nhà, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.
Về chính sách hỗ trợ xây dựng, các hộ dân bị thu hồi một phần đất sẽ được tạo điều kiện sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng mới, địa phương hỗ trợ bản vẽ, xin phép xây dựng, giải quyết hồ sơ nhanh chóng hơn quy định. Đối với trường hợp nhận đất nền tái định cư, thành phố Thủ Đức chuẩn bị sẵn mẫu thiết kế để người dân lựa chọn rồi làm thủ tục cấp phép xây dựng.
Trong khi đó, theo UBND tỉnh Bình Dương, dự kiến, toàn tỉnh có 1.498 trường hợp thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án đường Vành đai 3 đoạn đi qua địa bàn tỉnh, trong đó thành phố Thủ Dầu Một là 215 trường hợp (8 trường hợp tái định cư), thành phố Dĩ An là 508 trường hợp (305 trường hợp tái định cư), thành phố Thuận An có 775 trường hợp (205 trường hợp tái định cư).
Ông Nguyễn Trọng Đức - Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.TDM cho biết, sau khi có chủ trương đầu tư dự án, thành phố Thủ Dầu Một đã chủ động thực hiện trước các công việc như phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan công khai dự án, trích lục sơ đồ thửa đất, hoàn thành việc điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm; đồng thời ra Thông báo thu hồi đất đến người dân; ban hành Kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát, đo đạc, áp giá bồi thường hỗ trợ người dân.
Theo ông Võ Ngọc Sang - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương: Ban đã tích cực, thường xuyên phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất các địa phương nơi có tuyến đường đi qua, các cơ quan liên quan đẩy nhanh công tác lập hồ sơ thu hồi đất, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, từ đó sớm nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng để thi công dự án theo kế hoạch.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34km đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, ảnh hưởng khoản 1.738 hộ dân, trong đó riêng địa bàn TP.HCM có 654 hộ bị giải tỏa trắng. Đây là đường vành đai cao tốc đô thị, được thiết kế 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Dự án dự kiến sẽ khởi công trong tháng 6/2023, thông xe vào năm 2025 và hoàn thiện toàn bộ vào năm 2026. |
Thành Đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06