-->
Liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh):

Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định nay chưa thu khoản tiền nào của trường

Tại cuộc gặp gỡ với báo chí chiều 10/6, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khẳng định: Không có chuyện Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu hoặc có bất cứ một văn bản nào đó yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng phải trích 30% chênh lệch thu chi từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường nộp về Tổng LĐLĐ Việt Nam như thông tin được phản ánh trên phương tiện thông tin thời gian gần đây.
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Trường Đại học Tôn Đức Thắng được hỗ trợ hàng nghìn tỉ đồng dưới nhiều hình thức
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Những kinh nghiệm hay về giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Nhiều lao động phải làm thêm giờ, tăng ca vượt quy định

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tự chủ thế nào?

Chia sẻ với báo chí, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Trong suốt những năm qua, đặc biệt hơn 10 năm, kể từ khi Trường Đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng về với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tạo điều kiện hết sức để trường phát triển.

tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin tới báo chí về Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Đảng đoàn, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng theo đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của đơn vị về thí điểm tự chủ đại học.

Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo hết sức trách nhiệm, khoa học, bài bản và tạo điều kiện tối đa của các thế hệ lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự đóng góp về tài chính của cán bộ, đoàn viên trên cả nước đã góp phần vào thành công của trường như ngày hôm nay.

Được biết, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiền thân là Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh sáng lập, được thành lập theo Quyết định số 787/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ; sau đó chuyển thành trường bán công và đổi tên thành Trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh theo Quyết định số 18/2003/QĐ-TTg ngày 28/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục được chuyển thành trường ĐH công lập trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam theo Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu thành lập Trường trong giai đoạn đầu là thực hiện Chương trình 17 và Chỉ thị 13 của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân Thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Khi chuyển về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, mục tiêu của trường được bổ sung thêm là trực tiếp phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực trong công nhân, người lao động để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Ngay từ ban đầu, khi trường về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2008, Trường đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ UBND TP Hồ Chí Minh, Chính phủ về mặt bằng, kinh phí.

Cụ thể, Chính phủ cấp 61,7 tỉ đồng để trường xây các khối nhà cho sinh viên và cho vay gói kích cầu hơn 100 tỉ đồng; tổ chức Công đoàn cho vay không tính lãi trên 180 tỉ đồng…“Thử hỏi, nếu ĐH Tôn Đức Thắng là trường tư thục thì liệu có được Nhà nước cấp đất, cấp vốn, cho vay không phải chịu lãi hay không?” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh nêu vấn đề.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, dù qua nhiều lần thay đổi nhưng toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất với giá trị đầu tư gần 3.000 tỉ đồng và trên 100 ha đất cùng bộ máy, nhân sự kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay đều thuộc về tổ chức Công đoàn. Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, theo Điều 28 Luật Công đoàn về tài sản thì khi ĐH Tôn Đức Thắng chuyển giao về cho Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2008, tại Biên bản bàn giao của UBND TP Hồ Chí Minh ngày 23/9/2008 xác định đất và tài sản trên đất thuộc sở hữu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gồm: Cơ sở 1 tại địa chỉ 98 Ngô Tất Tố (phường 9, quận Bình Thạnh) có diện tích 2.800 m2; cơ sở 2 có diện tích 90.725 m2 tại phường Tân Phong (quận 7, TP Hồ Chí Minh). Về tài sản trên đất nguyên giá theo Biên bản bàn giao là hơn 80 tỉ đồng và giá trị còn lại là hơn 51 tỉ đồng.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, từ năm 2008 đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho trường một số cơ sở nhà đất và tài sản trên đất, các khoản cấp, cho vay…

Cụ thể: Giao quyền quản lý và sử dụng cơ sở tại 22 Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Phúc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 29.189 m2 và tài sản trên đất. Tài sản này được xác định trị giá mấy trăm tỉ đồng. Tiếp đó là cơ sở tại khóm 6, phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau có diện tích 21.616 m2 trị giá khoảng 100 tỉ đồng.

Về vấn đề về tổ chức bộ máy, ông Phan Văn Anh cho biết: Khi mới thành lập, Trường ĐH Tôn Đức Thắng trực thuộc LĐLĐ TP Hồ Chí Minh thì Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh; từ khi về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thì Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Chưa có bất cứ quyết định nào về việc thu tiền từ ĐH Tôn Đức Thắng

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh khẳng định, việc một số cơ quan báo chí dẫn thông tin từ ĐH Tôn Đức Thắng nói rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam có 3 văn bản buộc trường phải nộp 30% chênh lệch thu chi, Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định điều này không đúng.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh, năm 2016, khi Kiểm toán Nhà nước có văn bản gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc kiểm toán một số đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong đó có ĐH Tôn Đức Thắng, đích thân GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng đã có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - khẳng định: “Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trường công lập, tự chủ hoàn toàn về tài chính, không nhận ngân sách Nhà nước kể từ khi thành lập đến nay, do đó nhà trường không rõ Kiểm toán Nhà nước căn cứ trên cơ sở văn bản pháp lý nào, để tiến hành kiểm toán nhà trường.

Vì vậy, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét việc tiến hành kiểm toán đối với nhà trường”. Tương tự, khi đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam có về trường kiểm tra quản lý tài chính, tài sản nhưng Ban Giám hiệu trường không đồng ý cho đoàn kiểm tra vào kiểm tra. Ban Giám hiệu cho rằng đối với trường thực hiện cơ chế tự chủ thì chỉ báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam về kết quả hoạt động của nhà trường cũng như hoạt động tài chính.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đã trích dẫn Luật Công đoàn, theo đó đơn vị chủ quản có quyền kiểm tra cấp dưới do đó trường trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thì có thể kiểm tra; ngoài ra, theo quy chế của Trường cũng ghi rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyền kiểm tra kiểm soát tài chính tài sản của trường… Khi đoàn kiểm tra có những phân tích dẫn chứng cụ thể thì trường mới đồng ý cho đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam vào kiểm tra.

“Sau quá trình làm việc, Đoàn kiểm tra có trích dẫn Quyết định số 1684/QĐ-TLĐ ngày 7/11/2006, Quyết định số 1712/QĐ-TLĐ ngày 24/10/2016 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của Công đoàn: “Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên quyết định”.

Vì vậy, đoàn kiểm tra có kiến nghị về việc thực hiện các quyết định trên với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa đồng ý vì cho rằng ngoài quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trường còn thực hiện theo Quyết định 158 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, có thể khẳng định, đến thời điểm này, Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa có bất cứ quyết định nào về việc thu chênh lệch thu chi; chưa có bất cứ văn bản nào yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp một đồng nào về Tổng LĐLĐ Việt Nam.”, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

Xác định tầm quan trong của công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đội ngũ cán bộ Công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn chú trọng thực hiện công tác này.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xem thêm
Phiên bản di động