Tín hiệu vui từ các lễ hội
![]() | Người dân La Phù thức trắng đêm xem lễ hội rước “ông Lợn” |
![]() | Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao |
![]() | Lễ hội hoa Anh đào Hà Nội 2019 sẽ có nhiều nét mới |
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có gần 8.000 lễ hội lớn, nhỏ trải dài suốt mùa xuân và rải rác khắp mọi miền Tổ quốc. Đa số các lễ hội được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa phần lễ và hội, đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, thờ thần hoàng làng, tín ngưỡng phồn thực. Sau một năm với bao công việc bộn bề, vất vả với những lo toan về “cơm, áo, gạo, tiền”, việc tham gia trẩy hội ngày xuân không chỉ khiến khách hành hương giải tỏa những phiền muộn của cuộc sống, được thư giãn với những trò chơi dân gian lành mạnh, được tham quan, thưởng ngoạn mà còn được tìm hiểu về các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
TP Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với khoảng hơn 1.000 lễ hội được tổ chức ngay từ những ngày đầu khai xuân. Cùng với các lễ hội có quy mô hội vùng như: Hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội chùa Hương, hội chùa Tây Phương,… nhiều lễ hội còn góp phần khôi phục, tái hiện được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa sâu sắc lâu đời của người Việt.
![]() |
Người dân xếp hàng chờ lên cáp treo tại hội Chùa Hương |
Nếu như nhiều năm trước, việc tham gia trẩy hội trở thành nỗi ám ảnh của du khách thập phương khi phải chứng kiến những bất cập trong khâu tổ chức, cảnh tượng chen lấn tại các di tích, hiện tượng “chặt chém”,… xô đẩy, tranh cướp lộc trên các ban thờ khá phổ biến, thì đến nay, những hình ảnh phản cảm này đã vắng bóng, những lễ hội được cho là “điểm nóng” không để xảy ra tình trạng bạo lực lễ hội.
Hằng năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (hay còn được gọi là Lễ hội Gò Đống Đa) lại chính thức được tổ chức. Đây được coi là lễ hội đầu tiên, mở đầu cho mùa lễ hội của TP Hà Nội. Năm 2019 cũng là tròn 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, bên cạnh nghi lễ tưởng niệm, chương trình khai mạc là màn nghệ thuật giàu chất sử thi tái hiện chiến công của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Ngoài ra trong suốt thời gian diễn ra lễ hội là hoạt động văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian. Theo đánh giá của nhiều người dân tham dự, lễ hội năm nay diễn ra trang trọng và có nhiều hoạt động hấp dẫn ở phần hội để phục vụ nhân dân. Trong đó có thể kể đến những màn biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, liên hoan, thi đấu, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực Công viên Văn hóa Đống Đa và các địa điểm khác tạo một không khí vui tươi, hứng khởi trong ngày đầu năm mới.
TP Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với khoảng hơn 1.000 lễ hội được tổ chức ngay từ những ngày đầu khai xuân. Cùng với các lễ hội có quy mô hội vùng như: Hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội chùa Hương, hội chùa Tây Phương,… nhiều lễ hội còn góp phần khôi phục, tái hiện được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa sâu sắc lâu đời của người Việt. Nếu như nhiều năm trước, việc tham gia trẩy hội trở thành nỗi ám ảnh của du khách thập phương khi phải chứng kiến những bất cập trong khâu tổ chức, cảnh tượng chen lấn tại các di tích, hiện tượng “chặt chém”,… xô đẩy, tranh cướp lộc trên các ban thờ khá phổ biến, thì đến nay, những hình ảnh phản cảm này đã vắng bóng, những lễ hội được cho là “điểm nóng” không để xảy ra tình trạng bạo lực lễ hội. |
Trong số các lễ hội lớn, nhỏ tổ chức vào đầu xuân ở Hà Nội, có lẽ được người dân quan tâm nhiều nhất là lễ hội Chùa Hương. Bởi lễ hội này mang tầm quy mô quốc gia, kéo dài trong nhiều tháng thu hút hàng triệu du khách tham dự. Tuy nhiên trong nhiều năm liền, lễ hội Chùa Hương khiến nhiều người bức xúc, lên án gay gắt về việc “cò” vé xuồng đò lộng hành, an toàn thực phẩm, văn minh nơi thờ chưa được đảm bảo,… Đến mùa lễ hội năm 2019, theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, lễ hội Chùa Hương năm nay đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức triển khai, hy vọng hút khách hơn mọi năm. Theo đó, ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương không bố trí điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân di tích.
Nếu trước kia, người đi hội phàn nàn về việc các quầy hàng ăn uống treo thực phẩm tươi sống phản cảm, mùa lễ hội này Ban tổ chức cấm quảng cáo, tổ chức dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội. Các hộ phải có tủ bảo quản thực phẩm, không treo móc thịt trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức đã tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy như phao cho du khách, những hình ảnh lộn xộn như tranh cướp, xô đẩy để giành lộc hay chèo kéo du khách đi đò, đổi tiền lẻ, ăn xin... dọc từ suối Yến lên đến chùa Thiên Trù, động Hương Tích đã không còn.
Cùng với hội Chùa Hương, lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Mùa lễ hội năm nào khu di tích lịch sử đền Sóc cũng thu hút hàng vạn du khách thập phương và phật tử khắp nơi tụ hội. Không chỉ được biết đến là nơi thờ tự Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, đền Sóc Sơn cũng được biết đến với tục cướp lộc gây những hình ảnh phản cảm khi mọi người tranh giành cướp lộc, đánh nhau gây thương tích đã tồn tại nhiều năm.
Theo ghi nhận của PV báo Lao động Thủ đô, trong ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng, lễ hội Gióng đền Sóc diễn ra khá bình yên, trật tự và ngăn nắp. Mặc dù khai hội diễn ra đúng ngày nghỉ cuối cùng của dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi lượng khách đổ lễ hội khá đông, một số đoạn đường vào đền tắc nghẽn cục bộ nhưng người dân đi lễ trong trật tự và văn minh. Trong không khí lễ hội sôi nổi, văn minh chị Nguyễn Thị Yến (Sóc Sơn, Hà Nội) hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi ở ngay trên địa bàn huyện nên không năm nào tôi bỏ lỡ dịp lễ này.
Trải qua nhiều năm hòa mình vào lễ hội, có thể thấy mùa lễ hội này có nhiều khởi sắc. Hàng quán tổ chức quy củ, không gian lễ hội sạch, đẹp, ý thức chen lấn của người dân được cải thiện. Sau khi lễ hội có sự thay đổi hình thức phát lộc, tình trạng chen lấn, xô đẩy, đặc biệt là việc thanh niên cướp lộc, đã không còn diễn ra. Mọi người chờ đến giờ xin lộc cầu may chứ không tranh giành hỗn loạn nơi cửa thánh như những năm trước”.
Từ những tín hiệu đáng mừng trên, có thể xem đây là những điểm sáng đầu tiên ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2019 của TP Hà Nội. Đây là kết quả của sự chủ động chuẩn bị nghiêm túc, kỹ càng các phương án nhằm hạn chế tình trạng lộn xộn của các cơ quan quản lý kiên quyết với các hành vi bạo lực, phản cảm, biến tướng trong dịp lễ. Mặt khác, cũng nhờ sự chuyển biến trong ý thức của người đi dự lễ hội cũng góp phần đưa đến nhiều thay đổi trong việc thực hiện nếp sống văn minh.
Bảo Thoa – Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

4 tháng đầu năm, tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu

Hà Nội chuẩn bị đấu giá đất tại một số huyện

1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Các sự kiện chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước tại TP.HCM

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng

Thành ủy Hà Nội “chốt” phương án sắp xếp xã, phường
Tin khác

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2025 08:07

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53