-->

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng của bão, lũ vừa qua tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất.
Khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai Nâng cao nhận thức của đoàn viên về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Rà soát, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo

Cụ thể, tiếp tục khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân, trong đó tập trung bảo đảm lương thực, hỗ trợ các hộ bị mất nhà cửa xây dựng lại nhà trước tết Nguyên đán Tân Sửu, khẩn trương khôi phục sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, khắc phục khẩn cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng do bão, lũ, nhất là công trình y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, đê điều.

Rà soát kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá toàn diện về tình hình thiên tai, rủi ro do thiên tai, tác động đến dân sinh, kinh tế xã hội; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chỉ đạo điều hành, ứng phó, khắc phục hậu quả đối với từng loại hình, từng tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên diện rộng.

Rà soát, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ cứu nạn; nâng cao năng lực cơ quan phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao tính chuyên nghiệp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện thiên tai ngày càng phức tạp trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai đối với nhà ở của người dân và công trình hạ tầng, nhất là công trình hạ tầng thiết yếu như công trình phòng chống thiên tai, y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền... Hướng dẫn người dân xây dựng nhà ở an toàn phòng, tránh bão, lũ; rà soát các chính sách xã hội, dân tộc và nhà ở, có chính sách phù hợp hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở an toàn; tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn cao, nhất là khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ vừa qua, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai
Ảnh minh họa (VOV)

Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, nhất là công trình giao thông miền núi, hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ. Quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên; tiếp tục trồng và tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển; hạn chế tối đa tác động làm thay đổi trạng thái cân bằng tự nhiên của đồi, núi, sông, suối.

Tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; điều chỉnh, bổ sung các quy định về quy trình thủ tục hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai (nhất là hỗ trợ gạo cứu đói, hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất), vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện cứu trợ sau thiên tai,...

Tăng cường công tác truyền thông, kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với truyền thông đa phương tiện để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, bão lũ tới người dân; nâng cao nhận thức, năng lực phòng, chống thiên tai cho cộng đồng, đẩy mạnh xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng.

Tăng cường nguồn lực cho phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng phòng chống thiên tai, trong đó tập trung xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu, nhất là trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực xung yếu; chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất gắn với sinh kế bền vững. Chủ động lồng ghép đầu tư công trình phòng chống thiên tai trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Tập trung hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp. Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp, đẩy nhanh việc cấp giống cho các địa phương hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương chủ động sử dụng các nguồn lực hiện có để phục hồi sản xuất nông nghiệp kịp thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ hướng dẫn địa phương kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở; theo dõi chặt chẽ tình hình thiếu đói tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng của bão, lũ, nhất là trong thời điểm tết Nguyên đán để kịp thời báo cáo, đề xuất hỗ trợ theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo; bổ sung nâng cao mật độ trạm quan trắc khí tượng thủy văn, nhất là quan trắc mưa, có giải pháp phù hợp huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để bổ sung hệ thống trạm quan trắc. Khẩn trương xây dựng bản đồ phân vùng, cảnh báo rủi ro thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tại các khu dân cư,...

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát các doanh trại, điểm đóng quân để có phương án bảo đảm an toàn; rà soát năng lực cứu hộ, cứu nạn, lập Đề án tăng cường đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, phù hợp (đặc biệt là máy bay trực thăng, tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng) để đáp ứng yêu cầu công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các điều kiện địa hình phức tạp như vùng cửa sông, khu vực ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét diện rộng, vùng sâu, vùng biển xa, hóa chất độc xạ,...

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các tuyến giao thông chính; chủ động rà soát, có giải pháp hạn chế khắc phục tình trạng sạt lở, cản trở thoát lũ của công trình giao thông, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường mở mới.

Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng hồ đập thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo công tác điều phối, cung ứng nguồn hàng, nhất là vật tư, hàng hóa phục vụ khắc phục thiên tai và hàng hóa thiết yếu khác, không để khan hiếm hàng, lợi dụng thiên tai tăng giá. Rà soát quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng hồ đập thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ; chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước,...

Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn các mô hình nhà ở an toàn cho người dân vùng thường xuyên bị bão, lũ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh, bão, lụt khu vực miền Trung.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 15/4/2008 của Chính phủ. Rà soát, đề xuất điều chỉnh đơn giản hóa quy trình thủ tục hỗ trợ khẩn cấp từ nguồn dự trữ quốc gia nhằm bảo đảm tính kịp thời, đáp ứng yêu cầu khẩn cấp khi thiên tai. Ưu tiên bố trí các nguồn lực từ ngân sách cho khắc phục hậu quả thiên tai.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí kinh phí ngay trong những năm đầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho các tỉnh bị thiệt hại nặng để khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời huy động các nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để bổ sung nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả, tái thiết sau bão lũ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão lũ, cơ cấu lại nợ cho các hộ bị thiệt hại, tiếp tục cho vay vốn để tái sản xuất.

Các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp cụ thể để khắc phục hậu quả bão, lũ; ưu tiên bố trí nguồn lực của địa phương, các nguồn hỗ trợ, cứu trợ khác để hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân và khắc phục hậu quả bão lũ; cân đối, cung cấp đủ các loại giống phù hợp hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất nông nghiệp, đảm bảo kịp thời mùa vụ (trong đó tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu có phương án bảo đảm an toàn cho hồ Kẻ Gỗ, tăng cường khả năng thoát lũ, hạn chế ngập lụt vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ; tỉnh Quảng Bình nghiên cứu phương án bảo đảm an toàn dân cư vùng ngập sâu tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch; tỉnh Quảng Trị khẩn trương rà soát, tái định cư cho các hộ bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở tại các huyện Hướng Hóa, Đăk rông, nghiên cứu phương án bảo đảm an toàn dân cư vùng ngập sâu Hải Lăng, khôi phục hạ tầng giao thông, thủy lợi bị hư hỏng; tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung khắc phục các khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển xung yếu để bảo đảm an toàn cho người dân; tỉnh Quảng Nam tập trung tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng do sạt lở tại các xã Trà Leng, Trà Vân, huyện Nam Trà My và xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, khôi phục hạ tầng giao thông vào các khu vực bị sạt lở; tỉnh Quảng Ngãi tập trung tái định cư cho các hộ dân bị sạt lở, sập đổ nhà tại huyện Sơn Tây và khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi).

Ưu tiên bố trí nguồn lực của địa phương trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025, dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư di dời dân cư khỏi khu vực nguy hiểm, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn, nhất là hồ đập, đê điều, trường học, trạm y tế, tuyến giao thông trọng yếu; tăng cường đầu tư cho công tác quản lý rủi ro, phòng ngừa thiên tai, chủ động trong ứng phó, cứu hộ cứu nạn, đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ. Thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai các hành động, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, giám sát công tác vận động quyên góp ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động