Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
Sáng 30/8, đồng chí Nguyễn Phi Thường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố đã chủ trì họp giao ban Ban Chỉ đạo để nắm bắt tình hình và tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch và công tác chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch.
Báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cấp Công đoàn Thủ đô cho thấy, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến đời sống, việc làm của người lao động, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung làm tốt công tác chăm lo, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn; rà soát, nắm bắt tình hình quan hệ lao động, đời sống, thu nhập, việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp để hỗ trợ khẩn cấp; triển khai phương án tổ chức các “Siêu thị 0 đồng”, “Xe buýt siêu thị 0 đồng” và các “Tổ cứu trợ khẩn cấp công nhân” tại các địa phương và các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố chủ trì cuộc họp |
Theo đó, ngoài các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do LĐLĐ Thành phố tổ chức, tính đến nay, đã có 30 đơn vị tổ chức các “Chuyến xe siêu thị 0 đồng”, 9 đơn vị đã triển khai mô hình “Siêu thị 0 đồng” và 20 đơn vị triển khai các hình thức hỗ trợ khác để vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ khẩn cấp “Túi An sinh Công đoàn” (mức giá trị 200.000 đồng/suất) cho 27.405 đoàn viên, người lao động gặp khó khăn ở các doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh giãn cách xã hội với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.
Lũy kế từ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi từ nguồn kinh phí Công đoàn trên 56 tỷ đồng và vận động các nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 100 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ Quỹ vắc xin, Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố… Ngoài ra, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hỗ trợ đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức khác như: hỗ trợ khẩu trang, thiết bị đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, bộ quần áo bảo hộ và các nhu yếu phẩm khác...
Bên cạnh việc triển khai công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, LĐLĐ Thành phố đã thường xuyên chỉ đạo 5 Tổ công tác và “Tổ ứng phó khẩn cấp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố” tiếp tục phối hợp chặt chẽ với LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để hướng dẫn và chỉ đạo việc rà soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động “Tổ An toàn Covid-19”.
Đồng thời, hướng dẫn các “Tổ An toàn Covid-19” chuyển trạng thái từ phòng, chống dịch sang chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong trường hợp doanh nghiệp có ca mắc bệnh; phối hợp chính quyền đồng cấp, lãnh đạo doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” nhằm quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “kép”. Đến nay, đã có 615 điểm “Vùng xanh doanh nghiệp” được chính quyền địa phương phê duyệt phương án hoạt động.
LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo LĐLĐ các quận, huyện, thị xã và Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất nơi tập trung đông công nhân lao động trong các khu nhà trọ, các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân lao động phối hợp với chính quyền, công an địa phương tuyên truyền, vận động các chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng (đứng giữa) và Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa (ngoài cùng bên trái) vận động chủ nhà trọ trên địa bàn xã Võng La (huyện Đông Anh) giảm giá thuê trọ cho người lao động |
Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ các quận, huyện, thị xã đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động và đã đạt được những kết quả tích cực. Đơn cử như tại huyện Đông Anh, đã có trên 1.300 chủ nhà trọ quyết định giảm giá thuê trọ cho trên 9.000 phòng trọ với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng; tại huyện Mê Linh, nhiều chủ nhà trọ đã giảm tiền thuê nhà cho người lao động, mức thấp nhất là 20%, cao nhất là 50%. Ngoài ra, một số chủ nhà trọ đã hỗ trợ bằng tiền mặt, nhu yếu phẩm thiết yếu để chia sẻ khó khăn với người lao động trong thời gian giãn cách xã hội…
Liên quan đến việc ổn định tình hình quan hệ lao động, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hạn chế hoạt động để đảm bảo công tác an toàn phòng dịch dẫn đến người lao động thiếu hoặc mất việc làm, thu nhập giảm sút. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, trong đó có sự tham gia tích cực và hiệu quả của tổ chức Công đoàn, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố đến nay vẫn ổn định, không có hiện tượng đình công, ngừng việc tập thể xảy ra.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch và các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thời gian qua; dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả các công tác này trong thời gian tới. Trong đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất cần đẩy mạnh truyền thông về công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động của các Công đoàn cơ sở; phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ lao động tự do, vận động chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê trọ cho người lao động…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đánh giá các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch và các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là trong thời điểm Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.
LĐLĐ quận Ba Đình triển khai chương trình "Siêu thị 0 đồng" hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
Thông qua các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do LĐLĐ Thành phố tổ chức và các “Chuyến xe siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”… do các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức đã kịp thời hỗ trợ các “Túi An sinh Công đoàn” (gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu), giúp người lao động giảm bớt khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội, yên tâm “ai ở đâu ở đấy” để cùng Thành phố phòng, chống dịch hiệu quả. “Hoạt động này của tổ chức Công đoàn đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương”, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Cùng với đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã linh hoạt, chuyển trọng tâm hoạt động của các “Tổ An toàn Covid-19” từ phòng, chống dịch sang chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong trường hợp doanh nghiệp có ca mắc bệnh; triển khai xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” để quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa sản xuất kinh doanh an toàn.
Nhấn mạnh khi đoàn viên, người lao động khó khăn, tổ chức Công đoàn càng phải khẳng định vai trò của mình, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo tính kịp thời, thiết thực và hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của Công đoàn để tạo sức lan tỏa; tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các chủ nhà trọ phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” miễn, giảm giá thuê trọ cho người lao động…
Nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và tiếp tục tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống, việc làm của người lao động, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp Công đoàn Thủ đô tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình và ổn định quan hệ lao động, đặc biệt là tại những khu vực có đông công nhân lao động như trong các khu công nghiệp và chế xuất, các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên
Hoạt động 21/01/2025 22:14
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết
Hoạt động 21/01/2025 19:12
Nỗ lực chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ
Hoạt động 21/01/2025 17:53
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Hoạt động 21/01/2025 17:51
Công nhân, viên chức, lao động quận Tây Hồ đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động
Công đoàn 21/01/2025 16:22
Rộn ràng “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” của đoàn viên, người lao động quận Hai Bà Trưng
Hoạt động 20/01/2025 17:29
LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổng kết công tác công đoàn năm 2024
Hoạt động 20/01/2025 14:28
Đại biểu Quốc hội thăm, tặng quà Tết cho công nhân môi trường
Hoạt động 20/01/2025 13:29