-->

Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội

(LĐTĐ) Với trăn trở của một người nghiên cứu và đam mê văn hóa mong muốn dùng những tri thức bản địa đặc trưng của dân tộc để giúp người Dao cũng như các em sinh viên người Dao có thêm thu nhập, những năm qua, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng - Trưởng Ban đại diện Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô.
Hoa chuối rừng xuống phố, Tết ấm lên bản Dao Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản

Từ chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố”

Vào một ngày cuối tháng 11, tôi tìm đến quán cà phê nhỏ ở phố chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội), điểm gặp mặt quen thuộc của Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cùng một số sinh viên người Dao tại Hà Nội. Sau thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” lần một, năm nay, Tiến sĩ Năng và các bạn sinh viên tiếp tục lên phương án để mở rộng chương trình lần 2 trong dịp Tết Nhâm Dần tới.

Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội
Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng

Chia sẻ về Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho biết, đây là đứa con tinh thần trong hành trình gắn liền phát triển kinh tế và lan tỏa văn hóa dân tộc Dao tại Thủ đô của ông và các thành viên trong nhóm. Năm 2020, khi lần đầu tiên đứng ra tổ chức chương trình, mục tiêu của Tiến sĩ Năng là hỗ trợ một phần nhỏ cho các sinh viên người Dao có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Hà Nội mang Tết ấm về nhà. Đồng thời, qua đó, hình thành cho các em một tư duy về kinh tế, thương mại và kỹ năng ứng xử trong bán hàng – một việc còn khá mới mẻ với sinh viên người Dao…

Qua tìm hiểu, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao (trong đó có 2/3 là sinh viên nữ) đang học tập, chủ yếu tại các trường như: Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội... Đa số các em đều xuất thân từ các hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như em Đặng Thị Thương (20 tuổi, ở Hàm Yên, Tuyên Quang) đang là sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Văn hóa Hà Nội, hay em Lý Dào Quyên (19 tuổi, ở Nguyên Bình, Cao Bằng), gia đình thuộc diện nghèo, một tay bị khuyết tật, vừa chập chững bước vào cánh cửa khoa Luật, Đại học Mở Hà Nội, còn chưa nói sõi tiếng Việt…

Theo Tiến sĩ Năng, việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con không những tạo ra lợi nhuận, mà còn khẳng định với người chăn nuôi là cứ chăn nuôi tử tế, không tăng trọng, không kích thích tăng trưởng, thì sẽ bán được giá cao. Do đó, người dân yên tâm chăn nuôi, không còn tư tưởng chộp giật. Từ đó, dần tạo thương hiệu riêng cho nông sản dân tộc, tạo động lực phát triển cho đồng bào trong sinh kế.

Cuộc sống chất phác, chân phương nơi bản làng dưới tán cây rừng và sương núi khiến các em không biết rằng, tại nơi mình sinh sống có những loại cây, hoa, động, thực vật có giá trị thương mại cao có thể giúp các em vừa thoát nghèo vừa giúp lan tỏa được những đặc trưng của dân tộc mình nơi phố thị. Vì vậy, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” mà đại diện là Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng đã đứng ra kết nối, mở một gian hàng tại Hồ Văn (Văn Miếu) để các em thử sức với công việc kinh doanh. Tại đây, bên cạnh hoa chuối rừng được chuyển về từ Hà Giang, Cao Bằng còn có các đặc sản “chính hiệu” của bản Dao như: Lạp sườn, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, đũa, bánh chưng, chè, xà phòng thủ công... Ngay sau khi chương trình được triển khai, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng gian hàng của các em vẫn nhận được sự ủng hộ của những người yêu văn hóa dân tộc, những người có thú chơi hoa rừng, thích đặc sản bản Dao.

“Những em sinh viên tham gia chương trình đều có hoàn cảnh khó khăn, Tết đến ngại về nhà, sợ trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Khi tham gia vào chương trình các em có thể thêm thu nhập từ 7-8 triệu đồng tùy vào khả năng và hiệu quả làm việc. Đây không phải là số tiền quá lớn với chúng ta nhưng là cả một gia tài đối với các em. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ chương trình sẽ được chúng tôi hỗ trợ cho một số em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống học tập ở Hà Nội và các tỉnh thành khác”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho hay.

Đến thương hiệu “Thịt lợn Tiến sĩ”

Tiếp nối thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng tiếp tục giúp đỡ đồng bào dân tộc Dao cùng các em sinh viên phát triển kinh tế bằng cách dùng thương hiệu, uy tín của bản thân đứng ra kiểm soát và làm cầu nối bán các thực phẩm của người Dao ở Thủ đô và ở các khu vực đô thị lớn, nơi mà cái danh “hàng miền núi” rất hay bị trà trộn, mạo danh.

Tiến sĩ Năng chia sẻ, hiện ông đang công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, công việc ở cơ quan cũng rất nhiều, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người nông dân chăn nuôi lợn nói chung và đồng bào Dao nói riêng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; trong khi đó, nhu cầu sử dụng thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nên ông quyết định hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm bằng cách tổ chức mô hình bán hàng thịt lợn online. Ngoài mặt hàng thịt lợn, cửa hàng “Thịt lợn Tiến sĩ” của ông còn có các loại nông sản như tôm sông, cá suối, gà vịt bản, thuốc quý của người Dao ở các địa phương như: Huyện Ba Bể (Bắc Kạn); xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn); huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Bắc Hà (Lào Cai)….

Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội
Các em sinh viên người Dao tham gia bán hàng tại chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao năm 2020”.

Theo Tiến sĩ Năng, dịch Covid-19 đã khiến nhiều sinh viên Dao đang mắc kẹt tại Hà Nội, trong đó những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, ông muốn tạo việc làm cho các em sinh viên, thông qua việc bán hàng, ship hàng. Từ đó, các em sẽ có thêm thu nhập chi trả những khoản sinh hoạt tối thiểu, cải thiện bữa ăn, giúp các em yên tâm sinh sống và học tập tại Hà Nội. “Từ các chương trình đã thực hiện như bán hoa chuối, bán cam, bán mận, nay là bán nông sản, thịt lợn, để gây quỹ, cải thiện đời sống cho sinh viên, tôi cũng muốn huấn luyện cho sinh viên cách bán hàng, dạy các em có thêm kỹ năng sống, giao tiếp bên ngoài, biết ứng xử linh hoạt hơn trong đời sống đô thị. Những điều này, nhà trường không dạy được”, Tiến sĩ Năng cho biết...

Em Phượng Tà Sơn, quê Hoàng Su Phì (Hà Giang), sinh viên năm thứ 2, Học viện Kỹ thuật Mật mã, là một trong 4 sinh viên Dao được giao ship nông sản cho Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng. Trước kia, Sơn thường đi làm thêm tại quán ăn, quán cà phê, thu nhập cả ngày cũng chỉ 200.000 đồng; nhưng kể từ khi bùng dịch Covid-19, em không có việc làm dẫn đến khó khăn trong trang trải sinh hoạt. Sơn chia sẻ: “Nhờ được đi ship nông sản cho chú Năng nên chỉ trong buổi sáng em có thể thu từ 150.000 – 200.000 đồng. Mỗi tháng em còn được chú Năng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng và thức ăn hằng ngày, do đó em yên tâm hơn để bám trụ tại Hà Nội học tập. Bên cạnh việc kiếm được thu nhập từ việc giao hàng em còn dùng những kỹ năng mình đã học được để tự phát triển cho mình một kênh bán hàng nho nhỏ, đây là điều mà em cảm thấy hạnh phúc nhất vì trước đó em không hề có một khái niệm gì về kinh doanh”.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, bán hàng online chỉ là giải pháp tạm thời, anh đã có dự định xây dựng được hệ thống cửa hàng đặc sản của người Dao, qua đó có thể giới thiệu, tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho đồng bào, và khi đó, anh sẽ trích một phần lãi vào việc tạo quỹ học bổng cho sinh viên nghèo dân tộc Dao. Đó là cách để kinh doanh chia sẻ mang tính lâu dài và bền vững trên nền tảng tri thức bản địa của dân tộc, tạo nền tảng để lan tỏa rộng hơn nữa bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong tương lai./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động