Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề nông thôn
Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn Góp phần nâng cao nguồn nhân lực Đào tạo nghề nông thôn phải chi tiết, cụ thể |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong đó tập trung chủ yếu ở 4 nhóm ngành nghề: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (sơn mài, khảm trai, dát vàng bạc quỳ, điêu khắc gỗ, đá…); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn (Ảnh: Mạnh Quân) |
Ngoài ra, thành phố Hà Nội có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Dự kiến đến hết năm 2020, Thành phố sẽ công nhận thêm 4 làng nghề, nâng tổng số lên 313 làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề Hà Nội đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn, qua đó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu của các làng nghề truyền thống. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương; hàng nghìn lao động đang làm việc ổn định trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển ngành nghề nông thôn và công tác bảo tồn, phát triển làng nghề của Hà Nội cũng bộc lộ những mặt còn tồn tại, hạn chế như: Việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu như: Giao thông đã xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ…
Tại các làng nghề và làng có nghề tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng về nguồn nước, không khí, tiếng ồn, do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hằng ngày và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.
Cạnh đó, việc bảo tồn văn hoá truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng và quan tâm, phần lớn các cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, mang tính thị trường mà ít chú trọng tới phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm. Trình độ quản lý của chủ cơ sở, doanh nghiệp làng nghề chưa cao nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, hoạt động nghề còn mang tính thời vụ trong lúc nông nhàn.
Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các ngành nghề nông thôn, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế đang hiện hữu, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức rà soát đánh giá lại thực trạng các làng nghề trên địa bàn thành phố, phân nhóm ngành nghề theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề trong những năm tiếp theo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ tập trung xây dựng, chỉnh sửa, ban hành các chính sách về bảo tồn, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực cho lao động nông thôn như dạy nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực các làng nghề, ngành nghề nông thôn; tăng cường xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho làng nghề.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:26
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:00