Thổi “hồn” vào môn Hóa
Lan tỏa nhiều ý tưởng mới trong phương pháp giảng dạy | |
Nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy |
Nhiều đổi mới hiệu quả
Đứng trước yêu cầu đổi mới của thời đại và của ngành Giáo dục, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nhận thức được rằng, bản thân mình phải không ngừng thay đổi về chuyên môn, năng lực và phẩm chất để góp một phần công sức nhỏ bé trong những thành tích của nhà trường nói riêng và nền giáo dục Thủ đô nói chung.
Theo đó, trong công tác chuyên môn, là giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học, cô Nguyệt luôn trăn trở, tìm tòi các phương pháp để có những bài dạy hay cho học sinh. Cô chú trọng đến việc đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp nhằm khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt luôn tạo được sự hào hứng cho các em học sinh trong giờ học Hóa học. |
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cho biết, từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới công tác chuyên môn, trong đó có dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học.
Từ đây, cô Nguyệt đã nghiên cứu từng bài Hóa học cụ thể và học hỏi kinh nghiệm của các trường khác để có những phương pháp giảng dạy tốt như: Dạy học dự án, dạy học nhóm… nhằm giúp học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. "Dạy học không khó nhưng dạy học với phương pháp nào mới là điều cần quan tâm. Vì vậy, bản thân tôi luôn say mê tìm tòi các phương pháp đổi mới trong và ngoài nước tế để học sinh tiếp thu nhanh, hội nhập quốc tế" - cô Nguyệt tâm sự.
Là một nhà giáo có uy tín cao trong nhà trường, nhiều năm nay, cô Nguyệt được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa. Đã có nhiều học sinh của cô đi thi và đạt giải cấp cụm, cấp thành phố. Đồng thời bản thân cô Nguyệt cũng gặt hái được nhiều thành tích về chuyên môn; nhiều sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm được hội đồng khoa học ngành Giáo dục nghiệm thu và đánh giá cao.
Theo cô Nguyệt, Hóa học là môn học có nhiều công thức. Vì vậy, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, cô Nguyệt đã dẫn chứng nhiều ví dụ thực tế trong từng bài giảng, linh hoạt ứng dụng vì mỗi bài học sẽ có một phương pháp riêng nhằm khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của các em.
Đáng nói, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn ở những lớp mũi nhọn có nhiều học sinh học tốt môn Hóa; cô Nguyệt cũng thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh chậm tiến ở những lớp thông thường. Nhiều học sinh vốn trước đó cảm thấy nhàm chán, ghét học môn học này sau khi nhận được sự tận tình hướng dẫn cũng như cô luôn sáng tạo, truyền cảm hứng vào mỗi giờ giảng mà các em đều có những chuyển biến tích cực, kết quả học tập tốt hơn.
Tự chế tạo đồ dùng dạy học
Được biết, lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Thanh Oai B luôn tạo điều kiện cho giáo viên trong hoạt động chuyên môn để có thể phát huy hết năng lực và cống hiến. Thời gian qua, nhà trường cũng đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các môn học đòi hỏi phải thực hành nhiều.
Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt trình bày tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Tuy nhiên, cô Nguyệt và học sinh của mình vẫn tự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ dùng độc đáo để ứng dụng hiệu quả trong việc dạy học. Những đồ dùng dạy học tự làm của cô Nguyệt khá độc đáo, sáng tạo, có sản phẩm đạt giải Nhì trong cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp Ngành. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngoài ra, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cũng luôn biết cách biến những giờ học khô khan của môn Hóa thành những buổi trải nghiệm sáng tạo. Thông qua những thí nghiệm, tiết học thực hành trong phòng thí nghiệm mà các em học sinh được tự tay làm hay xem những clip sinh động liên quan đến kiến thức môn Hóa và cả những hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhờ vậy, những giờ học luôn sôi động và cuốn hút. Học sinh của cô nhìn thấy được những ứng dụng thực tiễn của Hóa học và từ đó, thấy yêu và trân trọng môn học này hơn.
Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể: 1 lần đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, 1 lần đạt giấy khen đồ dùng dạy học tự làm cấp Ngành, 9 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có 9 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp Ngành… |
Trong công tác chủ nhiệm, cô Nguyệt luôn là tấm gương mẫu mực, nhiệt tình, tâm huyết, gần gũi, yêu thương học sinh. Cô luôn thấu hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của từng học sinh, đặt niềm tin tưởng ở bản thân mình sẽ dẫn dắt các em đi đúng, làm đúng, biến những điều không thể thành có thể để các em có được thành tích cao nhất trong học tập và rèn luyện .
Bên cạnh đó, với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trường Trung học Phổ thông Thanh Oai B, cô Nguyệt luôn là hạt nhân, cổ vũ động viên các công đoàn viên trong tổ, trong trường tham gia Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng; nét đẹp công sở; các hội thi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... cấp cụm và cấp thành phố do Công đoàn ngành tổ chức và được tặng giấy khen.
Với sự tâm huyết và sáng tạo trong công việc, cô Nguyệt đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ cả về chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm. Hàng năm, những đóa hoa tươi thắm, những lời chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của các thế hệ học trò chính là phần thưởng giản dị mà cô trân trọng nhất.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các các nghề sáng tạo. Vì nó tạo ra những con người sáng tạo". Như dòng sông chở nặng phù sa, hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp trồng người như cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trung học phổ thông Thanh Oai B là ngôi trường công lập nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội với bề dày truyền thống hơn 40 năm. Những năm qua, lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội phát huy năng lực và cống hiến. Công tác ở môi trường sư phạm này, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã cùng các đồng nghiệp của mình góp phần tạo nên những bước tiến mới của nhà trường. Theo đó, cô Nguyệt là giáo viên có nhiều đổi mới hiệu quả trong công tác giảng dạy; luôn có ý thức chủ động, sáng tạo để những bài giảng luôn thu hút được sự chú ý của học sinh nhằm giúp các em thêm yêu môn Hóa học. |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54