--> -->

Thoát nước mưa đô thị, đường nào “ngắn” nhất?

Những ngày gần đây, khu vực Hà Nội có mưa dông diện rộng dẫn đến ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến phố. Câu chuyện về “hễ mưa là ngập” rõ ràng chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều, tuy nhiên việc cần làm bây giờ là tập trung phát huy hiệu quả của hệ thống hiện có, bảo đảm thoát nước nhanh nhất.
Hà Nội bố trí gần 54.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng thoát nước đô thị Phối hợp cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động

Sớm đưa nước về nguồn tiêu

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, trong suốt gần 1 tuần qua, nhiều địa phương của Hà Nội đều ghi nhận lượng mưa lớn, đơn cử như tại Hoàng Mai là 115mm, Nam Từ Liêm 105mm, Thanh Xuân 70mm, Thường Tín 79mm/ dưới 2 giờ. Với lượng mưa lớn như vậy, người dân Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, gây ách tắc giao thông tại nhiều tuyến phố. Trên thực tế, đây cũng là tình huống được dự báo từ trước khi mà hệ thống hạ tầng vẫn chưa theo kịp được tốc độ đô thị hóa và nhiều dự án thoát nước đang bị chậm tiến độ.

Thoát nước mưa đô thị, đường nào “ngắn” nhất?
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội ứng trực tại các khu vực ngập úng nhằm sớm đưa nước về nguồn tiêu.

Để đảm bảo kế hoạch thoát nước mùa mưa 2024, trên cơ sở nhiệm vụ được Thành phố giao, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã xây dựng nhiều kế hoạch với từng kịch bản chi tiết với mục tiêu đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối, bảo đảm thoát nước nhạnh với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày tại khu vực đã được cải tạo, góp phần giảm thiểu ô nhiễm chung trên địa bàn Thành phố.

Theo ông Trịnh Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện công tác duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo hình thức đấu thầu. Công ty là đơn vị chủ lực của Thành phố đã trúng và thực hiện 3/6 gói thầu công tác thoát nước do Thành phố quản lý với khối lượng khoảng 80% trong phạm vi 12/12 quận, 11/17 huyện. Với hệ thống thoát nước do quận/huyện quản lý theo phân cấp, Công ty thực hiện tại 10/12 quận, 10/17 huyện. Về công tác xử lý nước thải, công ty thực hiện quản lý vận hành 2/7 nhà máy xử lý nước thải tập trung do Thành phố quản lý và vận hành xử lý nước thải của toà nhà Quốc hội.

Đối với Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá - dự án trọng điểm, đóng vai trò quan trọng và quyết định trong hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ nước thải đô thị của thành phố được thu gom, xử lý đạt 50-55% theo Chương trình số 03-CTr/TU và Chương trình số 05-CTr/TU của Thành uỷ, Công ty đang phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố trong thi công các gói thầu bảo đảm tiến độ, đáp ứng yêu cầu về phòng chống úng ngập. 6 tháng đầu năm 2024, so với chỉ tiêu Thành phố giao thực hiện công tác quản lý, duy tu, duy trì, Công ty đã thực hiện được 342.000m3 bùn, đạt chỉ tiêu trên 60% khối lượng thành phố giao; thực hiện 22 hạng mục công trình bảo dưỡng, sửa chữa các trạm bơm đạt trên 50% khối lượng Thành phố giao.

Cũng theo ông Trịnh Ngọc Sơn, triển khai các kịch bản sớm đưa nước về nguồn tiêu, đơn vị đã ứng trực kịp thời, bảo đảm thoát trong các trận mưa lớn như trận mưa vào đêm, rạng sáng ngày 9/6, lượng mưa cao nhất tại quận Long Biên đạt 127mm, quận Hoàng Mai đạt 100mm, huyện Thanh Trì 141/mm; trận mưa ngày 12/5, lượng mưa cao nhất tại quận Hà Đông đạt 180mm... Tình hình úng ngập trong khu vực nội thành cơ bản được cải thiện, thời gian và mức độ úng ngập đã giảm.

Xây dựng các phương án “hạ nhiệt”

Chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2024, ông Trịnh Ngọc Sơn cho biết thêm, mưa lớn bất thường, khốc liệt không theo quy luật sẽ thường xuyên diễn ra, khiến việc thoát nước, phòng, chống úng ngập trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn. Trên thực tế, hệ thống thoát nước Hà Nội mới có lưu vực sông Tô Lịch được cải tạo cơ bản, đáp ứng tiêu thoát lượng mưa 310mm/ngày. Các lưu vực sông khác chưa được cải tạo, xây dựng theo quy hoạch, nhất là thiếu các trạm bơm đầu mối, không chủ động được nguồn tiêu. Tốc độ đô thị hóa ở khu vực này rất cao, gây áp lực lớn cho hệ thống thoát nước hiện có.

Được biết, để chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, mưa bão, các trận mưa lớn bất thường, đối với một số điểm cục bộ, cố hữu như trên đường Đội Cấn, đoạn từ Liễu Giai đến Bưởi (đoạn từ ngã 4 Đội Cấn - Liễu Giai đến ngã 3 Đội Cấn - Bưởi), Sở Xây dựng Hà Nội đã giao Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Hà Nội và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đề xuất công trình sửa chữa cống thoát nước tại ngã ba Linh Lang - Đội Cấn để phân lưu lượng nước từ phố Đội Cấn thoát về phố Linh Lang, thực hiện trong năm 2024. Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đang đề xuất, nghiên cứu cống hóa mương Ao Dài (ngõ 518 Đội Cấn) phục vụ tiêu thoát nước cho nước từ phố Đội Cấn thoát qua cống hóa mương Ao Dài ra cống hóa mương Liễu Giai Cống Vị - Sông Tô Lịch.

Còn về tuyến phố Cao Bá Quát (đoạn trước cổng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị), đây là điểm đen về ngập nước trên địa bàn thành phố. Mặc dù tuyến đường đã được đầu tư đầy đủ hệ thống thoát nước theo Quy hoạch, tuy nhiên việc ngập nước là do mặt đường trũng cục bộ thấp hơn xung quanh gần 1m gây nên thoát nước chậm, ngập cục bộ mà chưa có giải pháp xử lý dứt điểm, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Giao thông vận tải nghiên cứu báo cáo, đề xuất giải pháp.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đã thống nhất chủ trương giao UBND quận Hoàn Kiếm triển khai dự án xây dựng bể điều tiết ngầm tại khu vực ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa - Phùng Hưng để chống úng ngập khu vực phố cổ. Rõ ràng, đây chỉ là những giải pháp cục bộ, hạ nhiệt đơn cử như việc vận hành hầm thu nước đầu tiên của Thành phố nằm dưới sân Trường THCS Lý Thường Kiệt (phố Nguyễn Khuyến) - hầm thu nước mưa đầu tiên của thành phố Hà Nội dù chưa ngăn chặn toàn bộ việc ngập úng, nhưng cũng đã góp phần giảm đến 70% tác động ảnh hưởng.

Dẫu sao, đây cũng chỉ là những giải pháp “hạ nhiệt” trước mắt, về giải pháp lâu dài, thành phố sẽ rà soát, điều chỉnh Quy hoạch Thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cập nhật và lồng ghép vào đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đồng thời, Hà Nội sẽ lập kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô thị giai đoạn 2026-2030.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng không rõ nguồn gốc trên địa bàn phường Hoàng Mai.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Chiều ngày 22/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Ngày 22/7, Đại hội Đảng bộ Công an phường Ba Đình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và lực lượng Công an cơ sở. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên của Đảng bộ Công an phường kể từ khi bộ máy chính quyền 2 cấp chính thức được kiện toàn, thể hiện tinh thần đoàn kết, đổi mới và quyết tâm xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì bình yên của nhân dân.
Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.

Tin khác

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Xem thêm
Phiên bản di động