Thi hộ sẽ bị buộc thôi học: Hết thời “buông lỏng”
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt vòng vo, lẩn tránh sai phạm! | |
Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hà Nội) coi thường dư luận? |
Đây là quy định tại Thông tư 09/2017 quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mới đây và sẽ có hiệu lực từ ngày 26/4/2017. Quy định này được nhiều người chú ý, ủng hộ.
Ngày nay, việc học hộ, thi hộ không còn là điều lạ lẫm sau cánh cổng trường cao đẳng, đại học, chưa kể tới, đó còn là một nghề, hình thành cả những đường dây kiếm bội tiền cho giới sinh viên. Vào những mùa thi, chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn thuê người thi hộ là đã có thể qua môn một cách dễ dàng, không cần học, không cần tới lớp, điểm số được mua bằng tiền luôn cao chót vót. Thực trạng thi hộ đang khiến cho không ít tấm bằng đỏ “mập mờ” giá trị thực.
Ảnh minh họa |
Mặt khác, để diễn ra tình trạng thi, kiểm tra hộ còn kéo theo nhiều hành vi trái pháp luật như làm giả chứng minh thư, thẻ sinh viên, các giấy tờ liên quan. Tình trạng này đã và đang tạo ra nhiều bức xúc, thiếu công bằng trong giáo dục nói riêng và tạo hệ lụy nghiêm trọng trong xã hội nói chung. Chính vì vậy, khi hàng loạt các quy định chặt chẽ liên quan đến việc xử lý người học vi phạm về thi, kiểm tra, có thể đánh giá, khi thông tư 09/2017 có hiệu lực sẽ chấm dứt thời kì “buông lỏng” đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng như hiện nay.
Để chấm dứt trình trạng này, Thông tư 09 đã quy định cụ thể sinh viên học trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nhờ thi hộ và người học thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập một năm với lần vi phạm thứ nhất và buộc thôi học với lần vi phạm thứ hai. Trường hợp tổ chức thi, kiểm tra hộ sẽ bị buộc thôi học ngay từ lần vi phạm thứ nhất.
Cạnh đó, nếu chép bài kiểm tra, bài thi của người khác; những bài kiểm tra, bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau, nếu người học bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị sao chép trước khi nộp bài thì được hiệu trưởng xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách, nếu bị sao chép sau khi nộp bài thì không bị xử lý.
Ngoài ra còn một số những quy định đáng chú ý như, đình chỉ làm bài và cho điểm 0 với những trường hợp mang theo tài liệu hoặc các vật dụng không được phép đem vào phòng thi, có hành động gây gổ, đe dọa người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa người học khác, viết, vẽ bậy lên bài kiểm tra, bài thi…
Tuy nhiên, quy định của Thông tư 09 “mạnh tay” như vậy, nhưng nhiều người cho rằng, cần có các quy định khác liên quan tới quá trình giám sát phòng thi, tổ chức thi, đặc biệt là xử lý những trường hợp giáo viên để “lọt” đối tượng thi hộ vào phòng. Vì việc thi, làm bài kiểm tra hộ để được thực hiện phải qua khâu kiểm tra của giám thị, nhưng thực tế, quá trình này còn thực hiện quá sơ sài, đôi khi làm ngơ, tạo lỗ hổng cho những kẻ gian manh “lách” quy định.
Bạn Đặng Thị Châu Ngọc (sinh viên k34 trường Học viện Báo chí – Tuyên truyền) cho biết: “Việc thi hộ gây ra không ít bức xúc và ảnh hưởng tới tâm lý học tập của những sinh viên như chúng tôi. Nếu không siết chặt, chỉ cần nghĩ bỏ ra mấy trăm nghìn thuê hoặc nhờ bạn bè thi hộ đã được điểm cao thì không ít sinh viên chấp nhận làm liều. Từ đó mà gây ra một hệ quả vô cùng xấu cho giáo dục và xã hội, cho nên, tôi rất ủng hộ thông tư nhưng tôi nghĩ, cần làm bao quát hơn, phạt cả những giáo viên, giám thị còn thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng trên”.
Trao đổi về vấn đề trên, thầy Nguyễn Ngọc Hà – Trưởng khoa Hóa học (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Đây là bức xúc của xã hội, là vấn nạn của nền giáo dục cần dẹp bỏ nhằm triệt phá những tiêu cực trong học tập, thi cử và tránh thiệt thòi cho những sinh viên học tập nghiêm túc. Với tư cách là một giảng viên, tôi ủng hộ thông tư trên và mong muốn, thông tư sẽ đi vào thực tế với hiệu quả cao nhất".
Nhìn chung, để Thông tư 09/2017 đi vào thực tế, phát huy được hiệu quả, ngoài những hình phạt nặng nề cho đối tượng sinh viên thiếu trách nhiệm thì cơ quan quản lý cũng cần nhìn nhận khách quan về phía ngược lại. Vấn đề đặt ra, chúng ta cần phải nghĩ, có “nên” hay “không nên” áp mức hình phạt cho những người buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra thi?!
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17