Thêm những đề xuất táo bạo
Chủ tịch JVE: “Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch không phải là một dự án để làm giàu” Cần phải bàn bạc kĩ từng bước Phải giải được “bài toán” ô nhiễm nguồn nước! |
![]() |
Toàn tuyến cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch (Ảnh: JVE Group) |
Liên quan đến việc cải tạo sông Tô Lịch, mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) cũng đã có thêm đề xuất lập quy hoạch hệ thống cống, cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch để chống ngập, đây là đơn vị đã từng tham gia xử lý mùi hôi thối trên sông Tô Lịch, bãi rác Nam Sơn bằng Nano-Bioreactor, đồng thời từng công bố ý tưởng cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch bằng đề án “Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch”.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group, sau dự án tài trợ miễn phí xử lý mùi bãi rác Nam Sơn thành công, ngày 16/2/2021 vừa qua, JVE Group đã gửi văn bản báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc đề xuất tài trợ miễn phí lập Quy hoạch xây dựng “Hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch” và tài trợ miễn phí lập Quy hoạch “Công viên Lịch sử Văn hóa Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản. Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản nên dự án này không phải dự án BOT, vì vậy không tổ chức thu phí cao tốc ngầm mà người dân sẽ được sử dụng miễn phí khi đi qua cao tốc ngầm nội đô đặc biệt này.
Theo đề xuất, dự án mong muốn sẽ giải quyết được 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô. Đó chính là ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão. Công ty JVE cho biết, hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô trong đó cao tốc ngầm thiết kế hai tầng, tầng trên bố trí chiều xe chạy theo hướng đường vành đai 3 - Võ Chí Công - sân bay Nội Bài.
Tầng dưới bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Võ Chí Công - đường vành đai 3 - Linh Đàm. Mỗi tầng được thiết kế với 3 làn xe, trong đó 2 làn di chuyển chính với tốc độ tối đa cho phép là 80 và 60km/h và 1 làn dừng xe khẩn cấp. Giúp giảm tải lưu lượng xe ô tô lưu thông ở trên tuyến đường để giảm ùn tắc.
Bên dưới đường cao tốc ngầm sẽ là một hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới tầng cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề ngập úng trong khu vực nội đô.
Bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, một phần huyện Thanh Trì với tổng diện tích lưu vực là 77,5km2. Hai hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm khổng lồ có đường kính 16,8m chạy dài khoảng 11,65km dọc Công viên Tô Lịch và được thi công bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản. Dự kiến độ sâu trên 30m và không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, dòng chảy hiện có.
Về đề xuất làm đường cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch, ông Hà Đình Đức cho rằng đây là ý tưởng rất tốt, giải quyết được triệt để các vấn đề chính, tồn tại nhiều năm của Thủ đô như tắc đường, ô nhiễm, ngập úng.
Tuy nhiên, đối với sông Tô Lịch hiện nay vấn đề quan trọng nhất vẫn là xử lý môi trường nguồn nước và môi trường của Thủ đô. Việc úng ngập cũng liên quan đến môi trường, nhưng việc thực hiện đồng bộ dự án này là rất tốn kém, vì việc xây dựng đường hầm đòi hỏi công nghệ tiên tiến với mức đầu tư sẽ cao hơn nhiều lần so với đường bộ và đường trên cao.
“Tôi cho rằng, đây là dự án cực lớn, có thể không thực hiện được trong 1 thế hệ mà phải nhiều thế hệ. Theo tôi, dự án này nên để lại sau, trước mắt vẫn cần tập trung giải quyết để sông Tô Lịch sống lại”, ông Hà Đình Đức nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ
Tin khác

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30