-->

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện

Sáng 10/12, tại Hội trường Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Tổ công tác giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội năm 2020 đã tiến hành thẩm định chất lượng, chấm điểm cho 30 sản phẩm của 4 quận, huyện bao gồm Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên và Ứng Hòa.
51 sản phẩm của huyện Mê Linh tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Chương trình OCOP: Tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà sản xuất Hàng nghìn sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ hội tụ tại Thủ đô

Theo chương trình nội dung Kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, Chi Cục phát triển nông thôn thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận Tây Hồ, Long Biên, Ba Đình và huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 3629/QĐ- UBND ngày 08/07/2019 của Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho biết, để chương trình mỗi mỗi xã một sản phẩm đi vào hiệu quả, các quận, huyện đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo; Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thành lập tổ giúp việc Hội đồng; Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng và tổ giúp việc Hội đồng; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020 trên địa bàn các quận, huyện.

Cùng đó, tổ chức rà soát các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao, mang nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các vùng miền; tổ chức tập huấn đến các thành viên, tổ giúp việc của Hội đồng và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đến nay trên địa bàn quận Tây Hồ đề xuất xem xét 10 sản phẩm; quận Long Biên đề xuất 8 sản phẩm; quận Ba Đình đề xuất 02 sản phẩm; huyện Ứng Hòa đề xuất 10 sản phẩm.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị

Để hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt kết quả cao, ông Phạm Xuân Tài đề nghị Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố quan tâm, xem xét, hướng dẫn các Quận, Huyện và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện đạt kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày một phát triển.

Tham dự hội nghị phân loại, đánh giá sản phẩm OCOP, quận Tây Hồ có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Tổng hợp Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo); Cơ sở bánh trung thu Bảo Phương (Bánh dẻo nhân đậu xanh; Bánh dẻo nhân thập cẩm; Oản đường; Bánh nướng nhân thập cẩm); Công ty Trách nhiệm Hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương (Kẹo ChocoLate Tổng hợp; Bánh cuộn Jambon vị thịt nướng; bánh quy Bơ Trứng).

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Sản phẩm xôi Phú Thượng tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Quận Long Biên có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Việt Sinh với các sản phẩm: Giò xào; Chả mỡ; Đậu phụ Hương Việt Sinh; Giò gà; Giá đỗ an toàn; Giò Lụa; Suất ăn an toàn; Ruốc heo. Quận Ba Đình có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Hộ kinh doanh Bánh cốm Nguyên Ninh với sản phẩm: Cốm tươi xào- Hà Thành; Bánh cốm Nguyên Ninh.

Huyện Ứng Hòa có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã VietGap Đồng Tiến (Bưởi diễn); Hộ kinh doanh Lương Tiến Mạnh (Chả quế; Giò lụa); Cơ sở sản xuất rượu Anh Quỳnh (Rượu ngâm gạo nếp cái hoa vàng; rượu ngâm quả mơ; rượu ngâm ba kích; rượu ngâm táo mèo; rượu trắng; rượu ngâm chuối hột).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho hay, thời gian qua, chương trình OCOP đã nhận được sự hưởng ứng của các quận, huyện của Thành phố.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Tổ công tác tham gia thẩm định chất lượng, chấm điểm sản phẩm OCOP cho 4 quận, huyện.

Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP của Thành phố cơ bản đủ điều kiện để vào các siêu thị trên địa bàn. Đây cũng là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của các quận, huyện. Ông Chí cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới các địa phương tiếp tục rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện về hồ sơ, thủ tục để trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm Thành phố có thêm 400 sản phẩm được cấp sao.

Cùng đó, ông Chí nhấn mạnh, để chương trình OCOP ngày càng đi vào chiều sâu, Thành phố sẽ tăng cường phối hợp với Đoàn thanh niên; Hợp tác xã; Hội nông dân tổ chức các cuộc hội thảo hướng thanh niên, sinh viên mới ra trường khởi nghiệp tại địa phương, từ đó tìm ra các sản phẩm tiềm năng đưa vào sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế Thủ đô ngày càng phát triển.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động