Tháng tư năm ấy…
![]() | Ký ức của người lính xe tăng: Trận đánh trong ngày giải phóng đất nước |
![]() | Gặp pháo thủ số 1 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập |
![]() | Chuyện bây giờ mới kể |
Nuôi dưỡng nguồn cảm hứng xứ Đoài
Khuất Quang Thụy được biết đến là người giành cả cuộc đời để viết về đồng đội và đề tài chiến tranh. Điều đặc biệt, văn phong của ông luôn đầy ắp sự trải nghiệm thực tế và vốn sống dày dặn của một người lính từng trực tiếp tham gia chiến trận. Năm 2007, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho cụm ba tiểu thuyết: Trong cơn gió lốc, Không phải trò đùa và Góc tăm tối cuối cùng. Ông đã 2 lần được tặng Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng với tiểu thuyết Không phải trò đùa (năm 1984) và Những bức tường lửa (năm 2004)…
Đó là những “thành tích” mà trước khi đến gặp ông, tôi đã được đọc, được nghe kể, vậy nhưng ngoài đời ông lại là người khá bình dị, chân chất. Đến “đại bản doanh” của Báo Văn nghệ (số 17, Trần Quốc Toản, Hà Nội), vị Tổng Biên tập đang miệt mài với một “núi” bản thảo. Nhưng khi có khách đến, ông gác lại mọi chuyện vui vẻ tiếp tôi bằng nước chè có ướp hoa nhài thơm ngát. Căn phòng giản dị, hầu hết là những cuốn sách về chiến tranh.
![]() |
Quân giải phóng thần tốc tiến đánh các địa chỉ quan trọng của địch để tiến về thành lũy cuối cùng Dinh Độc lập (ảnh Tư liệu) |
Nhấp ngụm chè nóng, nhà văn Khuất Quang Thụy vui vẻ kể, ông vốn sinh ra tại Phúc Thọ - Hà Tây (cũ), một vùng quê nghèo với những triền đề, bãi cỏ, những cánh đồng bát ngát, bao la được ôm trọn bởi dòng sông Đáy hiền hòa, thơ mộng, nên thơ. Như đã thành thói quen, mỗi dịp cuối tuần ông lại rời xa phố phường tấp nập, rời xa công việc bộn bề để được sống thanh thản, bình yên nơi quê nhà. Đó cũng là cách để nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tác trong người văn sĩ xứ Đoài này.
Câu chuyện của chúng tôi ngược về kỷ niệm. Tháng 3/1967, chàng thanh niên Khuất Quang Thụy tình nguyện vào chiến trường và được phân công vào Sư đoàn 320 với nhiệm vụ làm lính trinh sát. Tuy nhiên, trong môi trường chiến tranh ác liệt, chứng kiến đồng đội hy sinh đã thôi thúc ông cầm bút để ghi lại cuộc chiến một cách sinh động nhất. Nhờ vậy, ông đã được dự Trại sáng tác của Tổng cục Chính trị.
Năm 1971, ông được điều về làm tờ tin của Sư đoàn và sau ngày hòa bình lập lại, ông được cử đi học khóa 1 Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Đại học Văn hóa). Sau khi tốt nghiệp ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội lần lượt trải qua các chức vụ biên tập viên, Trưởng Ban Văn xuôi rồi Phó Tổng Biên tập… Hết tuổi quân ngũ, được sự tín nhiệm của Hội Nhà văn Việt Nam, ông về giữ chức Tổng Biên tập Báo Văn nghệ cho đến nay.
Kỷ vật quý giá
Có lẽ cuộc đời viết văn, làm báo của nhà văn Khuất Quang Thụy vinh dự nhất là được có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ông kể, thời điểm Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông đã ở cửa sau Dinh. Dù đã có lệnh ngừng bắn nhưng vẫn vấp phải sự kháng cự của lính Việt Nam Cộng hòa khiến một vài đồng đội của ông bị thương ở ngã tư Bảy Hiền và ngay trước cửa Dinh.
Ông cùng Sư đoàn tiến vào hậu Dinh theo hướng Tây Bắc từ rất sớm. Sau khi cắm lá cờ lên cổng sắt, Sư đoàn 320 liền tập trung đào giao thông hào quanh ngọn đồi phía sau Dinh để chuẩn bị ngăn địch phản kích cho đến khi nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.
![]() |
Nhà thơ Khuất Quang Thụy |
“Lúc đó cánh nhà báo trong và ngoài nước kéo đến rất đông nhưng bị đồng chí Tiểu đoàn phó giải tán. Bởi với người lính trận, lúc ấy vẫn còn chiến sự. Đã vào cổng hậu lại không có dù chỉ một bức ảnh để chứng minh nhưng lính Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 cũng tự hào rằng, họ là những người lưu được nhiều kỷ vật của Dương Văn Minh nhất.
Từ mấy thứ quà tặng nho nhỏ tới vài chiếc bật lửa, hay chiếc radio loại nhỏ. Tiểu đoàn phó còn rộng tay phát cho mỗi người một chiếc ra radio. Nhưng sau lãnh đạo Sư đoàn xuống thu lại toàn bộ những kỉ vật đó nên chúng tôi nói vui với nhau: Đây là loại đài vừa phát vừa thu”, nhà văn Khuất Quang Thụy nhớ lại.
Cũng tại thời khắc lịch sử ấy, qua trò chuyện với một số đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam, cánh anh em nhà báo đã nhận ra Khuất Quang Thụy, tác giả của nhiều bút ký, truyện ngắn được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ. Biết ông đi từ hướng Đồng Dù tiến vào, một đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam khẩn thiết đề nghị ông tường thuật cuộc hành quân.
Thế là ông về hậu Dinh, vào văn phòng Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lấy luôn tập giấy tiêu đề còn nguyên mấy chữ Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đầu trang để viết bài lược thuật trận Đồng Dù. Sợ đồng nghiệp khó đọc ông đã cố tình viết chữ rất to.
Sau này, ông có nghe nói, bản tin của mình được phát trên sóng của Thông tấn xã Việt Nam ngay ngày hôm sau. Tuy nhiên, tiếc rằng các đồng nghiệp đã không giữ lại bản thảo ấy cho ông, nếu không đó đã là kỷ vật lịch sử vô cùng quý giá với người làm báo Việt Nam…
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ký ức về một thời “mưa bom bão đạn” khi ranh giới giữa sự sống với cái chết quá đỗi mong manh vẫn ám ảnh, khắc khoải ông đến giờ. Và điều đó đã được ông thổ lộ trong những dòng tâm sự mà ông luôn lấy làm “kim chỉ nam” cho sự nghiệp cầm bút của mình: “Khi còn ở chiến trường, tôi chỉ viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng nhiều càng tốt những kỷ niệm, những con người, những cảnh ngộ, số phận éo le do sự khắc nghiệt của chiến tranh đưa đến.
Sau này, khi chiến tranh kết thúc, tôi mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù đã thấy được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói hết được. Cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng có những năm cầm súng như chúng tôi”.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi được trò chuyện cùng nhà văn Khuất Quang Thụy, tôi cũng thầm hiểu rằng từ tận đáy lòng mình, nhà văn luôn cám ơn chiến trường đã làm nên ông hôm nay. Được hiểu thêm về cuộc sống, chiến đấu của những người cầm bút trong chiến trường. Thế hệ chúng tôi, những người được sinh ra và cầm bút trong hòa bình, sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn với công việc của mình để xứng đáng với thế hệ cầm bút cha anh đi trước.
Thiên An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày thi đấu thứ 4: Nhiều đội bóng ghi tên sớm vào vòng đấu loại trực tiếp

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp
Tin khác

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp
Cộng đồng 16/04/2025 18:00

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng
Cộng đồng 15/04/2025 07:50

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân
Cộng đồng 14/04/2025 12:16

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc
Cộng đồng 13/04/2025 08:12

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh
Cộng đồng 12/04/2025 16:18

Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TP.HCM hướng đến sự kiện đặc biệt 30/4
Cộng đồng 11/04/2025 19:32

Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an
Cộng đồng 10/04/2025 22:38

Mùa rét ngọt năm ấy
Cộng đồng 10/04/2025 13:45

“Đóng vỉ chân dung”: Trào lưu mới của giới công nghệ
Cộng đồng 09/04/2025 14:03

Lực lượng cứu hộ Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu trợ quốc tế tại Myanmar
Cộng đồng 09/04/2025 08:41