Tháng 4/2023, Hà Nội có gần 3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh Công đoàn vững mạnh, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển Mỗi tháng có gần 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường |
![]() |
Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 10,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa: HH) |
Cũng trong tháng 4, Hà Nội thực hiện thủ tục giải thể cho 330 doanh nghiệp, giảm 1%; 412 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23%; cùng với các doanh nghiệp được thành lập mới, trong tháng 4 cũng có khoảng 1.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 765 doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 10,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 93,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.
Trong tháng 4, Thành phố thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Hà Nội đầu tư với gần 1.548 triệu USD vốn FDI. Trong đó, cấp mới 30 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD; có 17 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 17,8 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 32 lượt, đạt 16,3 triệu USD và 1 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, toàn thành phố Hà Nội thu hút 1.707 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 103 dự án với số vốn đạt 35,2 triệu USD; 50 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 91,8 triệu USD; 105 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 79,9 triệu USD và 1 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.
Để tăng cường thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hà Nội đang tập trung vào một số trọng tâm như: Xây dựng các khung quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, coi đây là tiềm năng, động lực phát triển kinh tế; thúc đẩy công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng cường phát triển lĩnh vực phần mềm; phát triển nông nghiệp mang sắc thái Thủ đô, đầu tư phục vụ nhu cầu trong nước, phục vụ nhu cầu đặc thù như người nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất đặc sản tinh tuý…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03