-->

Thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Về nhiệm vụ của ngành Y tế trong năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung phòng, chống dịch Covid-19, không để khủng hoảng y tế, đổ vỡ, quá tải hệ thống y tế; phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân để thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin; làm sớm, làm ngay, làm khẩn trương việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.
Trạm Y tế online đồng hành cùng người dân Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và Công ty TNHH Spi Việt Nam Hà Nội bố trí trên 87,4 tỷ đồng tặng quà Tết tuyến đầu phòng, chống Covid-19

Ngày 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức, được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trên 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong bối cảnh đặc biệt thách thức của năm 2021, hệ thống Y tế Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được sự hỗ trợ của khối đại đoàn kết dân tộc, đã hoạt động vượt mức giới hạn, vừa thực hiện tốt các hoạt động có tính chất cấp bách trong phòng, chống dịch, vừa thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các chiến lược đổi mới trung và dài hạn của ngành Y tế (về cấu trúc mạng lưới và vận hành chức năng, nhân lực y tế, tài chính y tế, thông tin y tế…).

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, ngành Y tế đã chủ động tham mưu, đề xuất và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên cơ sở thực tiễn; nỗ lực hết sức trong điều kiện năng lực, nguồn lực của hệ thống y tế còn hạn chế, ngày càng thể hiện rõ năng lực, phẩm chất cao quý của mình, đã đảm nhiệm vai trò chủ lực, then chốt cùng các ngành, các cấp triển khai thực hiện ngày càng có hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch.

Toàn ngành đã huy động hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên các trường y dược hỗ trợ các địa phương; đã có hàng trăm nghìn cán bộ y tế thường xuyên, ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe... để quyết tâm bảo vệ, chăm lo tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta, xác định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của vắc xin, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo mua, nhập khẩu, thực hiện ngoại giao vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin cho người dân nhanh nhất, nhiều nhất có thể, tiêm vắc xin miễn phí cho người dân và người nước ngoài sinh sống, cư trú, làm việc tại Việt Nam.

Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Thành lập tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin với nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vắc xin, thuốc điều trị và vật phẩm y tế cho phòng, chống dịch Covid-19. Cho đến nay, tổng số vắc xin đã tiếp nhận 209,6 triệu liều phòng Covid-19 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ; đã phân bổ 187,6 triệu liều; còn khoảng 22 triệu liều mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.

Đã kịp thời phân bổ vắc xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...; ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động.

Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Trong thời gian ngắn, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Đến nay, cả nước đã tiêm được trên 168 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 89,6% số vắc xin phân bổ qua 119 đợt; trong đó mũi 1 là 78.595.722 liều, mũi 2 là 73.645.733 liều, mũi bổ sung là 5.033.774 liều, mũi 3 là 10.727.934 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 153.333.516 liều, trong đó có 70.487.591 liều mũi 1; 67.084.217 liều mũi 2, 5.033.774 liều mũi bổ sung; 10.727.934 liều mũi 3. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 100% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 94,0% dân số từ 18 tuổi trở lên. Có 60/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 95%.

Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 tuổi, đến nay cả nước đã tiêm được 14.669.647 liều vắc xin, trong đó có 8.108.131 liều mũi 1 và 6.561.516 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 91,0% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 73,7% cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đã có 35 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này. Đến nay, Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản, so với mục tiêu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng.

Dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý I/2022. Về việc tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xem xét, công nhận thuốc và vắc xin trong nước nhanh nhất về thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu khoa học, an toàn, hiệu quả (Ảnh: Trần Minh).

Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2021 vừa đi qua với khó khăn, thách thức chưa từng có, để lại những dấu ấn đặc biệt với nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là đối với toàn ngành Y tế. Trong đó, điểm sáng nổi bật nhất chính là việc cả nước thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và kịp thời chuyển trạng thái. Các chủ trương, chính sách, biện pháp triển khai phòng, chống dịch được Trung ương đánh giá là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng.

Trước những kết quả đã đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những hạn chế, yếu kém đòi hỏi phải quyết liệt hành động để giải quyết. Công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát còn những hạn chế, sơ hở, cần kiểm điểm sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân để khắc phục bằng được, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua.

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao phủ hết được các vấn đề y tế, còn nhiều vướng mắc trong thực hiện. Năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng còn hạn chế. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn… Những thách thức mà ngành Y tế phải quan tâm còn rất lớn với dân số đông, dịch bệnh phức tạp, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng già hoá dân số…

Về nhiệm vụ của ngành Y tế trong năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung phòng, chống dịch Covid-19, không để khủng hoảng y tế, đổ vỡ, quá tải hệ thống y tế; phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân để thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin; làm sớm, làm ngay, làm khẩn trương việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở…

Cụ thể, Bộ Y tế cần tiếp tục tập trung cho chương trình phòng, chống dịch Covid-19, chú trọng bảo vệ những người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người ở tuyến đầu. Không để khủng hoảng y tế, đổ vỡ, quá tải hệ thống y tế. Tăng cường quản lý bệnh nhân từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhất là bệnh nhân tại nhà. Nắm chắc tình hình, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với các biến chủng mới; phát hiện sớm, ngăn chặn từ xa các vấn đề, tình huống mới có thể phát sinh nhưng không áp dụng các biện pháp cực đoan.

Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh, thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bảo đảm chủ động về thuốc, Bộ Y tế công bố các loại thuốc được thế giới công nhận theo quy trình, thủ tục nhanh nhất, chống đầu cơ, nâng giá, lũng đoạn thị trường, tiêu cực, tham nhũng. Xem xét, công nhận thuốc và vắc xin trong nước nhanh nhất về thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu khoa học, an toàn, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các địa phương làm sớm, làm ngay, làm khẩn trương việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở; ngay sau khi chương trình tổng thể phòng, chống dịch và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, phải phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp từng tháng, từng quý, từng năm để hoàn thành nhiệm vụ này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các biện pháp phòng, chống dịch dứt khoát phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc nhưng linh hoạt trong phạm vi nhất định, các địa phương nếu áp dụng các biện pháp khác hoặc cao hơn quy định chung thì phải báo cáo. Thủ tướng lưu ý không được ngăn sông cấm chợ, cản trở di chuyển của người dân, đồng thời thực hiện nghiêm 5K, nhất là với các phương tiện giao thông công cộng.

Tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông, nâng cao ý thức người dân; tăng cường giám sát, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Tổ chức tổng kết 2 năm phòng, chống dịch để đánh giá khách quan, tổng thể, bài bản, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ chiến lược là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rà soát lại chính sách, chế độ để thu hút nhân lực chất lượng cao, thu hút người vào học ngành y, các bác sĩ về cơ sở, vùng sâu, vùng xa… Về lâu dài, cần quan tâm xử lý các vấn đề tâm lý – xã hội, các di chứng sau đại dịch, xây dựng và phát triển môn khoa học nghiên cứu về Covid-19…

Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân từ ngày 1/2 đến ngày 28/2 để đạt mục tiêu đề ra.

Minh Khuê - Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động