-->

Tạo đột phá để Hà Nội vươn mình

Là Thủ đô có diện tích lên tới trên 3.000 km2, khoảng gần 10 triệu dân, tới đây sẽ còn tăng thêm thì việc có một đạo luật mới - Luật Thủ đô (sửa đổi) để tạo hành lang pháp lý đưa Hà Nội ngày càng phát triển, xứng đáng với vị thế, vai trò và xứng tầm khu vực là điều quan trọng.
"Mở khóa" thu hút nhân tài Sửa Luật Thủ đô: Thể hiện rõ cơ chế trọng dụng, ưu đãi đặc biệt với nhân tài Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc

Một trong những nội hàm của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tạo cơ chế bằng cách đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong nhiều lĩnh vực giúp Hà Nội huy động được mọi nguồn lực để phát triển thành phố, Vùng Thủ đô nhanh, bền vững theo hướng hiện đại - văn minh - giàu bản sắc.

Tạo đột phá để Hà Nội vươn mình
Các chuyên gia kỳ vọng, nếu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp tới của Quốc hội sẽ tạo các bước đột phá để Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực (Ảnh hạ tầng giao thông Thủ đô đang phát triển theo hướng đồng bộ- hiện đại- kết nối- lan tỏa).

Theo các chuyên gia, trong số 9 nội dung mới được đề cập tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) so với luật hiện hành, 2 nội dung được xem là quan trọng nhất, vừa có tính giải quyết các vấn đề cấp bách, vừa có tính lâu dài đó là: Phân quyền mạnh cho Hà Nội thu hút nguồn lực tài chính cũng như được quyết định các dự án đầu tư lớn; có cơ chế trả lương và thu hút nhân tài riêng.

Về nội dung liên quan đến tài chính, với một thành phố có nguồn thu ngân sách Nhà nước trên 330.000 tỷ đồng/năm, đồng nghĩa với việc quy mô đầu tư cũng rất lớn. Nếu vẫn bó hẹp theo nguyên tắc nhóm A, B, C… như hiện tại thì “quy trình” xin, thẩm tra, ra quyết định đầu tư sẽ rất khó khăn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, với các dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở xuống thì thẩm quyền quyết định thuộc về HĐND thành phố Hà Nội; các dự án có quy mô từ 500 triệu USD trở xuống thuộc thẩm quyền cấp phép của Thành phố… Ngoài ra, mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), cơ chế thu hút vốn, phát hành trái phiếu Thủ đô cũng phải được nới rộng hơn quy định chung cả nước. Nếu “khai thông”, “phân quyền” cao hơn trong lĩnh vực tài chính, chỉ trong vòng 5 năm tới (khi Luật Thủ đô sửa đổi dự kiến được thông qua vào kỳ họp đầu năm 2024), thì Hà Nội sẽ thu được nguồn vốn đầu tư rất lớn cho phát triển.

Cạnh đó, về cơ chế lương và thu hút nhân tài. Theo thống kê, hiện tại cũng như tương lai, Hà Nội là một trong những thành phố có giá cả và mức chi tiêu đắt đỏ. Nên nếu không có cơ chế để trả lương cho công chức, viên chức cao hơn mặt bằng chung cả nước thì đời sống người lao động sẽ rất khó khăn, không phát huy được tính sáng tạo, đồng nghĩa với năng suất lao động sẽ không cao.

Vì vậy, điều quan trọng, Luật phải cho phép có cơ chế trả lương cho công chức, viên chức cao hơn mặt bằng chung cả nước. Cạnh đó, có quy định rõ ràng về thang bảng lương để thu hút nhân tài. Thu hút nhân tài không máy móc, rập khuôn dựa trên văn bằng, mà dựa trên công việc (khoán việc). “Cách mạng” về cơ chế trả lương và trọng dụng nhân tài cần đi liền với xây dựng quy chế kiểm soát, đánh giá chất lượng công việc chính là chìa khóa để biến mảnh đất lành Thủ đô ngày càng thu hút nhiều nguồn nhân lực từ trong và ngoài nước.

Tin tưởng rằng, tại kỳ họp tới, khi được các đại biểu Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), nếu khai thông được hai trong số các nội dung trong dự thảo, Hà Nội sẽ có cơ hội để bứt phá, sớm sánh vai với các thủ đô, thành phố lớn trong khu vực và thế giới. Xứng là một trong hai trung tâm kinh tế của đất nước.

H.Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Ngày 21/4, phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã kết thúc sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động