--> -->

Tạo đột phá cho Thủ đô phát triển

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy hoạch phân khu sông Hồng lần này được kiểm soát chặt chẽ hơn, “đi chậm nhưng chắc hơn”, khẳng định bước tiến vượt bậc về công tác quy hoạch và cụ thể hóa các quy hoạch chung xây dựng Thủ đô từ trước đến nay. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam.
Hà Nội sắp hoàn tất quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Hà Nội: Thúc đẩy tiến độ quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống

PV: Là người theo sát Hà Nội trong công tác quy hoạch, xin ông cho biết việc nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng được triển khai thực hiện như thế nào?

Tạo đột phá cho Thủ đô phát triển
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm: Hầu hết các đô thị lớn trên thế giới đều có xu hướng bám ven sông. Kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là “đất tụ sông”. Đối với Hà Nội chúng ta thấy rất rõ lợi thế của một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông rộng lớn. Thực tế, cả quá trình phát triển của Hà Nội đều gắn liền với khu vực 2 bên sông Hồng, cho nên việc quy hoạch phát triển khu vực này luôn được quan tâm, kể từ thời phong kiến.

Tính từ năm 1954 đến nay, đã 7 lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô, tất cả đều nói đến quy hoạch sông Hồng. Sau khi Hà Nội mở rộng vào năm 2008, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 (tại Quyết định 1259/QĐ-TTg) đã xác định khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa lớn của Thủ đô. Năm 2012, thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch phân khu sông Hồng.

Thời gian qua, đã có nhiều tổ chức nghề nghiệp trong nước và một số tổ chức nước ngoài quan tâm nghiên cứu, đề xuất ý tưởng quy hoạch phát triển, với quy mô khác nhau. Năm 1996, dự án Trấn sông Hồng được nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng ngoài đê khu vực An Dương. Năm 2005, Công ty Indochina Land (Hoa Kỳ) đề xuất dự án khu đô thị khoa học. Đặc biệt là 2 dự án rất quan trọng, một là dự án HAIDEP nằm trong Chương trình phát triển tổng thể Thủ đô Hà Nội giữa Việt Nam - Nhật Bản (năm 2004) trong đó đề xuất khai thác phát huy hai bên sông Hồng; hai là dự án hợp tác quy hoạch cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng, đoạn qua Hà Nội (năm 2006) giữa Hà Nội và Seoul (Hàn Quốc)...

PV: Theo ông, đâu là tiềm năng và thách thức khi thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng?

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm: Sông Hồng có chiều dài gần 1.200km, bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn của Trung Quốc, chảy qua tỉnh Vân Nam và vào Việt Nam với chiều dài gần 560km chảy qua 18 tỉnh, thành phố. Quá trình Hà Nội mở rộng, khoảng gần 120km, khu vực hai bên sông Hồng đã là trục không gian lịch sử - văn hóa gắn với quá trình phát triển Thăng Long - Hà Nội, là trục sinh thái, cảnh quan kết nối Thủ đô với vùng, kết nối các huyện, quận của Thành phố, là khu vực tiềm năng lớn của Thủ đô.

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch là khu vực từ cầu Hồng Hà tới cầu Mễ Sở với chiều dài khoảng 40km nằm trong đô thị trung tâm Hà Nội thuộc địa bàn 13 quận, huyện, có diện tích khoảng 11.000ha. Trong đó sông Hồng có diện tích 3.600ha (chiếm 33% tổng diện tích), đất bãi sông có diện tích khoảng 5.480ha (chiếm khoảng 50% tổng diện tích) và 1.190ha còn lại là khu vực đã xây dựng, khu dân cư… Những con số này cho thấy, Hà Nội sẽ có một quỹ đất khá lớn để có thể phát triển hạ tầng phục vụ nhu cầu an sinh xã hội.

Ngoài ra, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.000 năm, đô thị Hà Nội còn lưu giữ trong mình rất nhiều hình ảnh và dấu tích của quá khứ, đặc biệt tại khu trung tâm thành phố nơi con sông Hồng cận kề, đó là khu phố cổ, khu phố cũ, các công trình tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá, hệ thống không gian xanh, mặt nước sông hồ… là tiềm năng cho phát triển du lịch ven sông, công viên văn hóa; cũng là khu vực có thuận lợi về giao thông thủy vận tải hàng hóa, kết nối với cả vùng.

Tạo đột phá cho Thủ đô phát triển
Quy hoạch phân khu hai bờ sông Hồng tạo động lực cho Thủ đô phát triển. Ảnh: KTDT

Mặc dù là khu vực tiềm năng lớn để phát triển Thủ đô, song đây cũng là khu vực đang đối diện với không ít thách thức cần phải giải quyết. Đó là việc tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt, mực nước cạn kiệt ảnh hưởng đến nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp cho cả vùng. Môi trường trên dòng sông, bãi sông ngày càng suy giảm. Hiện tượng khai thác cát, đổ phế thải gây ô nhiễm môi trường. Giao thông thủy chưa phát huy khả năng. Bên cạnh đó, các khu dân cư hiện chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chưa kiểm soát được biến động dân số và chưa xác định rõ các khu dân cư ổn định, khu cần di dời để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sống.

PV: Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa thông qua về chủ trương Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000, để xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, dự kiến phê duyệt trong tháng 6/2021. Theo ông, bản quy hoạch lần này có gì khác so với những lần trước đó?

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm: Lần này, quy hoạch phân khu sông Hồng thực hiện theo đúng lộ trình, được kiểm soát chặt chẽ hơn, “đi chậm nhưng chắc hơn”. Với những kết quả đạt được, khẳng định bước tiến vượt bậc về công tác quy hoạch và cụ thể hóa các quy hoạch chung xây dựng Thủ đô từ trước đến nay, nhằm định hướng, tạo công cụ pháp lý cho phát triển, quản lý.

Bản quy hoạch lần này đã kế thừa toàn bộ những thành quả của các nghiên cứu trước đó, như: Nghiên cứu tuyến thoát lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội của Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi (1997) và gần đây (2020) là nghiên cứu đề xuất chỉnh trị sông Hồng qua trung tâm Hà Nội (chương trình nghiên cứu khoa học 08/16 - 20); Dự án giao thông thủy sông Hồng đoạn qua Hà Nội của Ban Quản lý đường thủy, Bộ Giao thông vận tải (1997 - 1998); Nghiên cứu phát triển du lịch hai bên sông Hồng (đề tài nghiên cứu khoa học của Hà Nội 2001); Quy hoạch chi tiết khai thác sử dụng đất và phân bố dân cư hai bên sông Hồng đoạn qua Hà Nội (2004); Dự án thí điểm cải tạo xây dựng một khu dọc sông Hồng tại quận Tây Hồ; một số thí điểm kè bờ sông… Bên cạnh đó, chúng ta đã có bài học kinh nghiệm như phát triển khu vực hai bên sông Hàn của Seoul (Hàn Quốc), khu vực sông Seine của Paris (Pháp), khu vực sông Tiền Đường của Hàng Châu (Trung Quốc), kinh nghiệm xây dựng nhà chống lũ của nhiều nước…

Cùng với các nghiên cứu khoa học, bản quy hoạch lần này cũng dựa vào các cơ sở pháp lý đã được ban hành như: Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều 06/2020/QH14; Quyết định 257/QĐ-TTg tháng 2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; Luật Xây dựng; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Đáng chú ý, quy hoạch lần này đã đặt ra vấn đề lấy trục sông Hồng làm trục cảnh quan trung tâm của Thành phố. Như vậy, phải phát triển sông Hồng chảy giữa thành phố, các vùng đều phát triển đồng bộ. Sắp tới, sẽ có một số huyện như Gia Lâm, Đông Anh thành quận, vấn đề này đòi hỏi phải có hệ thống giao thông đi lại phát triển hơn, việc xây thêm các cây cầu có tác dụng rất lớn để tạo động lực cho khu vực tả ngạn (phía Bắc sông Hồng) phát triển, giúp giãn dân nội đô, tạo nên diện mạo mới cho Hà Nội.

Hà Nội sẽ còn phải đi tiếp một chặng đường dài, để sông Hồng thật sự trở thành một nguồn lực của Thành phố cả về cảnh quan, sinh thái, du lịch. Song với những thuận lợi, kinh nghiệm và nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố, hy vọng quy hoạch sớm được phê duyệt. Khi đó sẽ tạo đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khai thác tiềm năng lợi thế của Thủ đô. Đồng thời, giúp quản lý dân cư có hiệu quả, nâng chất lượng sống cho người dân và chắc chắn rằng đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã chờ đợi từ nhiều năm nay.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu vừa tới dâng hương, dâng hoa tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Hưng Yên.
Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Chất lượng không khí, vốn đang trở thành một nỗi lo lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày của mỗi gia đình. Đây là vấn đề cấp bách mà tôi đặc biệt quan tâm khi góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường Cầu Giấy phối hợp với các Nhà hảo tâm vừa tổ chức chương trình trao xe lăn, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn phường.
Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Khi đọc Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh, nghĩa tình, và kỳ vọng rằng, những định hướng này sẽ được hiện thực hóa bằng các giải pháp thiết thực, đi vào chiều sâu đời sống.
Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hai Bà Trưng đã phát động chương trình “Ngày cuối tuần xanh” trên toàn địa bàn phường. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ mà còn là hành động thiết thực hưởng ứng thông điệp “Sạch nhà - Đẹp phố - Xanh Thủ đô”, góp phần xây dựng một Hà Nội văn minh, trong lành.
Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Xã Vân Đình, Hà Nội đang ngập tràn không khí hân hoan và rực rỡ sắc màu cờ hoa, pano chào mừng Đại hội Đảng các cấp.Sự kiện chính trị quan trọng này không chỉ là dấu mốc tổng kết những thành tích đã đạt được, mà còn mở ra định hướng phát triển mới cho địa phương.

Tin khác

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Huyến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH Thành phố làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ.
Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phường Tây Mỗ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; gặp mặt, tặng quà người có công với cách mạng, gia đình chính sách...
Phường Long Biên gặp mặt, tri ân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng

Phường Long Biên gặp mặt, tri ân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Long Biên tổ chức hội nghị gặp mặt, tặng quà kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Chỉ thị số 30-CT/TƯ ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng và thực sự đi vào cuộc sống. Từ đó, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đây chính là nền tảng vững chắc, động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội ban hành Chỉ thị triển khai Chiến dịch “45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một chiến dịch quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số tại cấp xã, phường, nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động