Tạo cơ hội để người di cư đóng góp nhiều hơn
Đến 2019 sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị Người di cư cần được tiếp cận các dịch vụ xã hội Chính phủ Mỹ thông báo cấp thêm thị thực lao động cho người di cư |
Theo báo cáo, trên thế giới hiện có 281 triệu người di cư. Di cư là một sự tất yếu và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Người di cư có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của quốc gia sở tại và quốc gia đi, tăng cường sự giao thoa văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật, công nghệ, sự hiểu biết, kết đoàn giữa nơi đi và nơi đến.
Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam phát biểu tại lễ kỷ niệm |
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xung đột, mất an ninh, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đã buộc nhiều người phải di cư đến những nơi an toàn hơn. Người di cư là nhóm dân số dễ bị tổn thương, họ thường bị lạm dụng, bóc lột và bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ thiết yếu bao gồm chăm sóc sức khỏe, đồng thời phải đối mặt với sự kỳ thị, bài ngoại do thông tin sai lệch gây ra.
Ngoài ra, nhiều lao động di cư thường làm những công việc tạm thời, không chính thức hoặc không được bảo vệ. Điều này khiến họ có nguy cơ cao phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, không được bảo vệ và dễ bị sa thải.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàng triệu người vẫn tiếp tục thực hiện các hành trình di cư đầy nguy hiểm mỗi năm bởi thiếu vắng các con đường di cư an toàn. Hơn 50.000 người di cư đã thiệt mạng trên các tuyến đường di cư trên khắp thế giới, kể từ năm 2014.
Để phát huy tiềm năng đóng góp của người di cư cho sự phát triển bền vững cần có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong quản lý và giải quyết những thách thức, rào cản mà người di cư gặp phải bao gồm cả việc triển khai hiệu quả Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư, bà Park Mihyung Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng ta cần sự đoàn kết, chung tay của tất cả các bên, cùng nhau hành động, hỗ trợ và bảo vệ các quyền cơ bản của người di cư. Hãy chia sẻ, lắng nghe người di cư hơn nữa thông qua những câu chuyện và cách nhìn của chính họ vì những hành trình an toàn, trật tự và tốt đẹp hơn”.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu tại lễ kỷ niệm |
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, dân số Việt Nam hiện nay hơn 99 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Việt Nam sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm sau, năm 2023. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 66,6 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 68% tổng dân số cả nước.
Với quy mô dân số lớn 100 triệu dân, đồng nghĩa với việc Việt Nam là một thị trường lớn với 100 triệu khách hàng, luôn hấp dẫn bất cứ nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Chính những điều này đã tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam cũng như dòng di cư đi và đến Việt Nam. Các số liệu thống kê cho thấy, đã có sự phục hồi, gia tăng nhanh chóng các dòng di cư của nước ta, góp phần quan trọng vào việc phục hồi, tăng trưởng kinh tế đất nước.
“Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với người di cư, bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản”, Tổng Cục trưởng Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh.
Ban tổ chức trao giải cuộc thi "Di cư qua lăng kính của tôi" |
Nhân sự kiện này, người đứng đầu ngành Dân số Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng cùng nhau chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư, thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19 vì những hành trình khỏe mạnh, an toàn, vì hạnh phúc của mỗi người di cư, của gia đình họ và của cả cộng đồng.
Trong khuôn khổ buổi lễ kỷ niệm, Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam đã trao giải cho các cá nhân được bầu chọn cao nhất trong cuộc thi “Di cư qua lăng kính của tôi”. Đây là cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề di cư thông qua những hình ảnh, câu chuyện và trải nghiệm cá nhân người di cư.
Năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết chọn ngày 18/12 hàng năm là Ngày Quốc tế Người di cư trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm đến sự tôn trọng, bảo vệ toàn diện và hiệu quả các quyền cơ bản của người di cư. Trước đó, vào ngày 18/12/1990, Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ. Năm 1997, các tổ chức di cư của Philippines và các nước Châu Á bắt đầu kỷ niệm ngày 18/12 như một Ngày Quốc tế đoàn kết của người di cư. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54