Tăng phí hàng không phải đi kèm cải thiện chất lượng dịch vụ
![]() |
Không ít ý kiến cho rằng, việc tăng giá một số dịch vụ mặt đất tại các sân bay làm tăng chi phí của hành khách, đồng thời thể hiện sự áp đặt, độc quyền của đơn vị khai thác cảng, trong khi chất lượng phục vụ còn bất cập |
Cần phải nói thêm rằng, các loại phí này dù được thực hiện theo Quyết định số 2345/QĐ - BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải, và được các hãng hàng không thu hộ đơn vị chủ cảng hoặc cơ quan an ninh sân bay, không được tính vào giá vé máy bay, nhưng về bản chất, hành khách vẫn mất thêm chi phí cho việc đi lại bằng đường hàng không.
Tính tổng cộng, cho đến khi lộ trình tăng phí tại các sân bay nội địa kết thúc, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - đơn vị chủ quản các cảng hàng không đang vận hành, có thể tăng doanh thu thêm 1.081 tỷ đồng/năm. Đổi lại, chi phí của Vietnam Airlines sẽ tăng 87,75 tỷ đồng; Vietjet Air tăng 55,41 tỷ đồng; Jetstar Pacific tăng 18,38 tỷ đồng. Với hành khách, chi phí phát sinh cho 1 vé máy bay là 30.385 đồng/lượt.
Đã có không ít ý kiến cho rằng, việc tăng giá một số dịch vụ mặt đất tại các sân bay áp dụng cho các đường bay nội địa, nếu được thông qua, sẽ làm tăng chi phí của hành khách, đồng thời thể hiện sự áp đặt, độc quyền của đơn vị khai thác cảng, trong khi chất lượng phục vụ tại nhiều sân bay vẫn còn bất cập. Tuy nhiên, đơn vị ban hành quyết định (Bộ Giao thông - Vận tải) cũng có cơ sở để phê duyệt lộ trình điều chỉnh khung giá thu đối với hành khách đi tuyến quốc nội theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa giá dịch vụ hàng không áp dụng cho chuyến bay trong nước với quốc tế để đảm bảo hiệu quả đầu tư và khai thác tài sản.
Theo thông tin từ chủ cảng, trong khi chi phí đầu tư cảng hàng không quốc tế và nội địa chỉ chênh lệch nhau 20 - 30% thì cơ cấu, số lượt cất hạ cánh và sản lượng hành khách nội địa chiếm 2/3 tổng sản lượng phục vụ. Song theo Quyết định 1992/2014/BTC của Bộ Tài chính, mức giá dịch vụ cất hạ cánh với đường bay nội địa hiện thấp hơn 2,5 lần đường bay quốc tế, mức phí phục vụ hành khách cũng thấp hơn từ 2,5 đến 8 lần (tùy từng sân bay), mức phí soi chiếu an ninh cũng thấp hơn 6 lần.
Điều này dẫn đến giá dịch vụ hàng không áp dụng cho chuyến bay quốc nội đang rất thấp, chưa tương xứng với chi phí đầu tư, chất lượng dịch vụ, sản lượng khai thác và chênh lệch lớn với giá dịch vụ áp dụng cho chuyến bay quốc tế. Với chính sách giá như hiện nay, khả năng thu hồi vốn khi thực hiện đầu tư các cảng hàng không, sân bay (không chỉ riêng với ACV, mà với bất kỳ nhà đầu tư nào) là vô cùng khó khăn.
Cần phải nói thêm rằng, nguồn thu không đủ bù đắp chi phí là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chưa thực sự mặn mà kêu gọi hay bỏ vốn vào lĩnh vực này.
Chính sự thiếu vắng của các nhà đầu tư tư nhân đã làm cho thị trường khai thác, vận hành các cảng hàng không thiếu đi sự cạnh tranh. Đồng thời, Nhà nước cũng bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn trong khi nhu cầu vốn vào lĩnh vực này là rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách.
Trên thực tế, chính sách giá thấp áp dụng cho các hãng hàng không trong nước như hiện nay là hình thức mà Nhà nước đang bù đầu vào cho các hãng hàng không thông qua ACV. Điều này làm méo mó thị trường vận tải, hạn chế sự phát triển của các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường bộ, trong khi công năng, tiện ích của vận tải hàng không lớn hơn rất nhiều.
Sẽ cần thêm những giải trình, cam kết cụ thể của đơn vị khai thác sân bay trong việc sử dụng minh bạch, hợp lý số tiền thu thêm vào việc đầu tư nâng cấp hạ tầng các cảng hàng không. Bên cạnh đó, sẽ rất không công bằng cho hành khách và các hãng hàng không khi họ phải mua dịch vụ hàng không chi phí cao, nhưng chất lượng sân bay vẫn giậm chân tại chỗ, ùn tắc, chậm hủy chuyến kéo dài.
Có lẽ đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước, hãng hàng không và đại diện người tiêu dùng cần vào cuộc để giám sát, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các sân bay sau khi lộ trình tăng phí được khởi động. Những yêu cầu mang tính bắt buộc này là nhằm đảm bảo, sau khi tăng phí, hành khách đi máy bay phải được hưởng các dịch vụ tốt tại sân bay với chất lượng cao hơn, với chi phí hợp lý nhất. Đây mới là mục đích cao nhất của đợt điều chỉnh một loạt phí dịch vụ của lĩnh vực có nhiều nét đặc thù này.
Theo Anh Minh/Báo đầu tư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc
Giao thông 16/04/2025 18:47

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4
Giao thông 16/04/2025 14:59

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông
Giao thông 16/04/2025 14:56

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt
Giao thông 16/04/2025 08:11

Điều chỉnh giao thông khu vực đường Nguyễn Ngọc Vũ để giảm ùn tắc
Giao thông 15/04/2025 16:10

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt
Giao thông 15/04/2025 13:10

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông
Giao thông 15/04/2025 11:24

Làm sao để nhường đường cho xe ưu tiên nhanh chóng, an toàn?
Giao thông 15/04/2025 11:22

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4
Giao thông 15/04/2025 10:50

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư
Giao thông 15/04/2025 07:51