Tăng giờ làm thêm phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Phóng viên: Thưa ông, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Theo đó, nếu có nhu cầu, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ/tháng và không quá 300 giờ/năm và phải được sự đồng ý của người lao động. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?
Ông Lê Đình Hùng: Đây là quyết định phù hợp và cần thiết trong thời điểm này. Bởi hiện nay các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, đồng thời người lao động cũng có nhu cầu tăng thêm thu nhập.
![]() |
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng. |
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, tăng giờ làm thêm tức là người lao động sẽ phải làm thêm nhiều thời gian hơn và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, “hậu Covid-19” đang là vấn đề lớn đặt ra và không phải người lao động nào bị Covid-19 sau khi khỏi bệnh cũng có thể duy trì được trạng thái sức khỏe tốt để làm việc. Do đó, nguy cơ mất an toàn lao động trong quá trình làm việc có thể xảy ra.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tăng giá trị tiền lương trong giờ làm thêm và đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Ngoài ra, Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo các nhu cầu về nhà ở, giáo dục, y tế… cho người lao động, từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Phóng viên: Theo ông, việc tăng giờ làm thêm nên áp dụng trong thời gian bao lâu?
Ông Lê Đình Hùng: Việc tăng giờ làm thêm nên áp dụng trong năm 2022 và chỉ nên áp dụng ở một số ngành nghề nhất định vì không phải tất cả các ngành nghề đều phải làm thêm giờ.
![]() |
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, nắm bắt tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp. |
Mặt khác, bên cạnh việc sử dụng người lao động làm thêm giờ thì doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tuyển lao động mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bởi nếu làm thêm trong 1 - 2 tháng thì người lao động có thể đáp ứng được, còn trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có giải pháp tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao năng lực quản trị; đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại kết hợp với ý thức và sự chuyên cần của người lao động sẽ tạo ra năng suất lao động tốt hơn.
Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, người lao động có làm thêm thì thu nhập vẫn sẽ không đủ sống vì mức lương tối thiểu hiện nay đang thấp. Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Ông Lê Đình Hùng: Đây là vấn đề thực tế. Mức lương trung bình của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là khoảng 6 triệu đồng/tháng. Thực tế, với mức lương này, người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống hằng ngày, chưa nói đến việc tích lũy hay tái tạo sức lao động. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập của người lao động giảm sút, cuộc sống càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, người lao động rất mong Chính phủ sớm ban hành Nghị định tăng mức lương tối thiểu vùng; tiền lương tối thiểu vùng phải thực sự đáp ứng được mức sống tối thiểu cho người lao động. Từ đó, sẽ có căn cứ để các doanh nghiệp, người lao động và Công đoàn cơ sở thương lượng xây dựng thang bảng lương, tăng thu nhập cho người lao động.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mai Quý (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?
Tin khác

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"
Hội Đoàn thể 23/07/2025 12:50

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội
Hội Đoàn thể 22/07/2025 07:26

Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội
Hội Đoàn thể 22/07/2025 07:25

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Hội Đoàn thể 20/07/2025 12:11

Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi
Hội Đoàn thể 17/07/2025 12:15

Công bố quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh phường Việt Hưng
Hội Đoàn thể 16/07/2025 23:07

Triển khai hiệu quả các chiến dịch tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên
Hội Đoàn thể 12/07/2025 05:29

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026
Hội Đoàn thể 10/07/2025 22:51

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp
Hội Đoàn thể 09/07/2025 18:28

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên chú trọng các phong trào thi đua trong viên chức, người lao động
Hội Đoàn thể 21/02/2025 10:51