-->

Tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Kết luận tại hội nghị giao ban quý III/2018 do Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Chương trình 02) tổ chức chiều nay (16/10), đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02 đề nghị các địa phương cần tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
tang cuong ung dung cong nghe cao vao san xuat nong nghiep Huyện Phúc Thọ: Phát triển mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học
tang cuong ung dung cong nghe cao vao san xuat nong nghiep Huyện Phúc Thọ: 100% xã đã đạt chuẩn nông thôn mới
tang cuong ung dung cong nghe cao vao san xuat nong nghiep Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chú trọng chất lượng, hiệu quả

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trong thời gian qua, Thành phố đã duy trì hoạt động thường xuyên kiểm tra tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình. Các huyện, thị xã cũng đã bám sát chỉ đạo của Thành phố, chủ động trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), đạt được những kết quả đáng kích lệ.

tang cuong ung dung cong nghe cao vao san xuat nong nghiep

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị.(ảnh: Bá Hoạt)

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong thực hiện Chương trình 02 như: Trong nông nghiệp, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn khiêm tốn; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập...

Nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tiến độ điều chỉnh quy hoạch và đề án xây dựng NTM của một số địa phương còn chậm; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở một số huyện vùng xa trung tâm còn khó khăn; môi trường một số nơi chưa được quan tâm đúng mức...

Do vậy, trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương cần tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cụ thể như: Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao; hình thành các chuỗi liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản...

Về xây dựng NTM, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí NTM ở các huyện và các xã đã đạt.

4 huyện phấn đấu hoàn thành NTM năm 2018 cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Ban Chỉ đạo Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Hà Nội phấn đấu năm 2019, có từ 30 xã trở lên đạt chuẩn NTM và thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có thêm 2 đến 3 huyện đạt chuẩn NTM...

Đồng thời, các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đăng ký với Thành phố xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 và tổ chức thực hiện; tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe, công tác phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới...

Theo báo cáo, Hà Nội hiện có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch năm 2018, có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới là: Gia Lâm, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ.

Đối với xây dựng xã nông thôn mới, toàn Thành phố có 297/386 xã (chiếm 76,94%) đạt chuẩn (trong đó có 3 xã đã trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét, công nhận). Đến tháng 6-2018, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 43,16 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động