-->

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thời gian tới tham gia trách nhiệm, đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri, thực hiện đúng chương trình hành động. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri.
Cử tri quận Đống Đa đề nghị nâng cao kỹ năng cho cán bộ hòa giải ở cơ sở Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Xử lý dứt điểm kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc trước

Ngày 22/2, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri
Quang cảnh Hội nghị.

Các buổi tiếp xúc cử tri đã thu hút sự quan tâm của cử tri và nhân dân

Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khẳng định, thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội được tổ chức chu đáo, luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, HĐND các cấp. Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri được đầy đủ, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết để trả lời cử tri. Các đại biểu Quốc hội Thành phố ngày càng tăng cường hơn vai trò, trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân. Các buổi TXCT đã thu hút sự quan tâm của cử tri và nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Hoạt động TXCT của các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội luôn được quan tâm và từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả và ngày càng thực chất hơn. Lịch TXCT được sớm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, tạo sự chủ động để cử tri bố trí thời gian tới dự.

Các cuộc TXCT có đông đảo cử tri đại diện cho đầy đủ các ngành, các giới; đại diện chính quyền địa phương từ Thành phố đến cơ sở... cùng tham gia để trả lời, giải đáp những vấn đề cử tri kiến nghị thuộc thẩm quyền, nhờ đó việc theo dõi thông tin và giải trình kiến nghị cử tri kịp thời và hiệu quả. Việc TXCT nơi cư trú, nơi làm việc được tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt khu dân cư và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cơ quan, họp Chi bộ cơ quan...

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương điều hành nội dung thảo luận.

Đối với hình thức TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố quan tâm và triển khai thực hiện đạt nhiều hiệu quả với các chuyên đề và lĩnh vực như: Kinh tế - xã hội; chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng; về nông nghiệp, nông thôn; điện sinh hoạt; chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; giáo dục; bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; ngân hàng... Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức được 182 cuộc TXCT trong đó có 6 cuộc TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực, ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết liên tịch số 525/2012/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQ ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc TXCT; công tác phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động TXCT...

Bên cạnh đó, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam một số quận, huyện như Mỹ Đức, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Sóc Sơn, Đống Đa, thị xã Sơn Tây đã chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TXCT. Trong đó, các đơn vị cho rằng, cần mở rộng hình thức tiếp xúc cử tri, trong đó tăng cường tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Nếu thực hiện tốt hình thức này sẽ mang lại hiệu quả cao giúp đại biểu có thêm nhiều thông tin khi tham gia quyết định các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri
Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc trao đổi tại Hội nghị.

Cùng với đó, trước khi tiếp xúc cử tri, mỗi đại biểu Quốc hội cần kiểm tra, rà soát những ý kiến, kiến nghị và những vấn đề được cử tri quan tâm nêu tại cuộc tiếp xúc cử tri trước đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết đến đâu, còn vướng mắc, ách tắc khâu nào, nguyên nhân vì sao chưa giải quyết.

Đáng lưu ý, để hoạt động TXCT hiệu quả, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương cho rằng, cần tăng cường vai trò hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội sau mỗi cuộc tiếp xúc cử tri thông qua các kỳ họp và qua công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Qua đó, đại biểu đánh giá chất lượng giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri có đáp ứng được nguyện vọng của cử tri chưa. Đối với những ý kiến trả lời giải quyết chưa thỏa đáng, đại biểu Quốc hội cần tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương, UBND các cấp tiếp tục chỉ đạo giải quyết.

Thực hiện đa dạng các hình thức tiếp xúc cử tri

Trao đổi tại Hội nghị, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc cho rằng, ý kiến phát biểu của cử tri tại các hội nghị TXCT nên bằng văn bản, để đại biểu cũng tiếp thu, truyền đạt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng đến các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị của địa phương nơi tiếp xúc nên dự để nắm bắt được những bức xúc cơ sở, từ đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp, thiết thực. Cùng với đó, các cơ quan có thẩm quyền, trong ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri tương đối đầy đủ, có giải đáp, nhưng không phải vấn đề nào cũng đã được giải quyết vấn đề. Vì thế, thời gian tới, các cơ quan cần quan tâm hơn, không chỉ giải đáp vấn đề mà còn giải quyết được vấn đề cử tri kiến nghị.

Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận Hội nghị.

Dự và phát biểu tại Hội nghị, Phó trưởng Ban công tác đại biểu của Quốc hội Tạ Thị Yên đánh giá cao công tác phối hợp của đoàn đại biểu Quốc hội và MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và những kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đặc biệt trong việc TXCT. Về giải pháp nâng cao hiệu quả TXCT của đại biểu Quốc hội Thành phố trong thời gian tới, Phó trưởng Ban công tác đại biểu cho rằng cần đánh giá rút kinh nghiệm, phát huy kết quả đạt được từ các cuộc TCXT; các giải pháp gắn với tính đặc thù trong hoạt động của đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Cần đảm bảo quy trình, nội dung, thành phần tham dự TXCT; tăng cường đối thoại, đa dạng hình thức TXCT để nắm bắt thông tin theo chiều rộng, sâu để đảm bảo hiệu quả; tăng cường công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của Thành phố về nội dung, thời gian, thành phần TXCT để nhân dân biết và cùng tham dự.

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cũng cho rằng, đại biểu Quốc hội Thành phố cần tiếp tục tổ chức TXCT chuyên đề, trực tiếp, theo nhóm; công tác chuẩn bị thực hiện chu đáo, bài bản để việc thực hiện Nghị quyết liên tịch hiệu quả hơn, ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng để tại mỗi cuộc TXCT người dân phát huy được quyền làm chủ.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thời gian tới tham gia trách nhiệm, đầy đủ các cuộc TXCT, thực hiện đúng chương trình hành động; thực hiện đa dạng các hình thức tiếp xúc cử tri, tăng cường tiếp xúc cử tri chuyên đề, theo nhóm đại biểu Quốc hội, tại nơi cư trú theo lĩnh vực ngành nghề... để chuyển tải ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội. Đồng thời, các cơ quan tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động TXCT; đôn đốc, theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri và yêu cầu các cơ quan trả lời rõ các kiến nghị cử tri.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động